I. Kiểm tr a: Phát biểu quy tắc so sánh hai phân số có cùng mấu số? Cho ví
PHIẾU TRỢ GIÚP 2 + Quy đồng mẫu
+ Quy đồng tử số + Rút gọn rồi so sánh
+ So sánh với phân số trung gian khác
PHIẾU TRỢ GIÚP 2+ Quy đồng mẫu + Quy đồng mẫu + Quy đồng tử số: đưa về 4 18 và 4 10 + Rút gọn phân số 4 10 = 2 5 rồi so sánh + So sánh với phân số trung gian khác 2
9 < 3 9 mà 3 9= 1 3 nên 2 1 9<3 ; 4 10 = 12 30 mà 12 30>10 30 hay 12 30> 1 3 nên 4 10>1 3. Do đó 2 9 < 4 10
Vai trò của bài tập toán học được thể hiện trên ba bình diện:
Thứ nhất, trên bình diện mục đích DH, bài tập toán học ở trường phổ thông là giá mang những hoạt động mà việc thực hiện các hoạt động đó thể hiện mức độ đạt mục tiêu. Mặt khác, những bài tập cũng thể hiện những chức năng khác nhau hướng đến các mục tiêu dạy học môn toán, cụ thể là:
- Hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học, kể cả kĩ năng ứng dụng toán học vào thực tiễn;
- Phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện những hoạt động tư duy, hình thành những phẩm chất trí tuệ.
- Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, hình thành những phẩm chất của người lao động mới.
Thứ hai, trên bình diện nội dung DH, bài tập toán học là giá mang hoạt động liên hệ với những nội dung nhất định, là một phương tiện cài đặt nội dung để hoàn chỉnh hay bổ sung cho những tri thức nào đó đã được trình bày trong phần lí thuyết.
Thứ ba, trên bình diện PPDH, bài tập toán học là giá mang hoạt động để người học kiến tạo những tri thức nhất định và trên cơ sở đó thực hiện những mục tiêu dạy học khác. Khai thác tốt những bài tập như vậy sẽ góp phần tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
Trong thực tiễn DH, bài tập được sử dụng với những dụng ý khác nhau về PPDH: Đảm bảo trình độ xuất phát, gợi động cơ, làm việc với nội dung mới, củng cố hoặc kiểm tra,... Đặc biệt là về mặt kiểm tra, bài tập là phương tiện đánh giá mức độ, kết quả dạy và học, khả năng làm việc độc lập và trình độ phát triển của HS,... Một bài tập cụ thể có thể nhằm vào một hay nhiều dụng ý trên.[53, tr.385]
Trong học giải Toán ở Tiểu học HS phải nắm được sơ đồ 4 bước của Pôlia và phải nắm được kĩ năng vận dụng các phương pháp chung cũng như
các thủ thuật (phép tính) thích hợp với từng loại Toán thường gặp để đi đến kết quả mong muốn. Thông thường các thủ thuật còn dấu vết của mô phỏng hành động, những thủ thuật có tính chất kinh nghiệm sống đến các thủ thuật có tính chất tái hiện các mẫu đã biết hoặc trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học. Tuy nhiên nhìn chung, do sự chú ý chưa bền vững, khả năng tập trung vào mục đích cuối cùng của việc giải Toán còn hạn chế nên khi giải Toán, HS còn ít khả năng ý thức được các thao tác kế tiếp nhau trong tiến trình suy luận. Ví dụ. Lập kế hoạch bài học "Ôn tập về các phép tính với phân số" (SGK Toán 4, tr.168), sử dụng PPDHHT.
Quy trình chuẩn bị
Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1
Mục tiêu:- Giúp HS ôn tập, củng cố về thực hiện phép tính với phân số. -Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia phân số, kĩ năng hoạt động hợp tác nhóm.
Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS tự xác định mục tiêu bài học cho bản thân.
2 Thiết kế nội dung bài học: - HĐ 1: Hợp tác nhóm
(phiếu giao việc 1) - HĐ 2: Hợp tác nhóm
(phiếu giao việc 2) - HĐ 3: Hợp tác nhóm
(phiếu giao việc 3) - HĐ 4 : Hoạt động cả lớp (tổng kết bài, giao nhiệm vụ buổi sau)
HS tự nghiên cứu bài học trong SGK , đặt ra các tình huống cho bản thân và tự giải quyết tình huống đó.
3 Lựa chọn phương pháp, phương tiện: sử dụng phương pháp DHHT nhóm, kĩ thuật mảnh ghép. Chuẩn bị phiếu giao việc, phiếu hỗ trợ học tập.
Tự lựa chọn phương tiện học tập (máy tính)