Quy trình chuẩn bị

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 72 - 75)

* Hoạt động của GV: Vai trò của GV là người hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động của HS. Vì vậy, để giờ học đạt chất lượng tốt nhất thì khâu chuẩn bị chu đáo cho từng giờ dạy của mình. Hoạt động của GV trong giai đoạn này gồm các bước:

Mục tiêu bài học là sự cụ thể hóa mục tiêu của môn học tại một thời điểm nhất định của QTDH. Mục tiêu bài học chính là kết quả cuối cùng mà HS cần hướng tới sau khi kết thúc bài.Vì vậy, mục tiêu của bài học là định hướng cho hoạt động của GV và HS trong giờ học.

Để xác định mục tiêu bài học GV cần: Xác định mục tiêu môn học, xác định vị trí của bài học trong chương trình và trong kế hoạch giảng dạy; xác định đặc điểm và trình độ của HS. Xác định mục tiêu bài học trên ba phương diện: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Bước 2: Thiết kế sư phạm cho nội dung dạy học

Trong DHHT, nội dung học tập được chia thành từng đơn vị nhỏ. Hay nói cách khác, mỗi bài học gồm nhiều vấn đề nhỏ tương ứng với từng đơn vị kiến thức. HS tiến hành bài học nghĩa là tiến hành các hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập. Khi vận dụng DHHT để tránh sự hợp tác khiên cưỡng mà cần có nhu cầu hợp tác thực sự của HS thì GV cần có những thiết kế sư phạm cho nội dung DHHT. Để làm được điều đó GV cần phải tiến hành phân tích mục tiêu cần đạt, nội dung của bài học; xác định hướng thiết kế sao cho phù hợp; dự kiến quỹ thời gian cho từng hoạt động.

Tuy nhiên, để ý đồ của hướng thiết kế sư phạm (đã được GV xác định và thiết kế trong kế hoạch bài học) được HS thực thi một cách tự nhiên như một sự tất yếu cần phải dẫn đến các hoạt động học tập hợp tác theo hướng đó thì GV cần tạo nên tình huống để HS hoạt động hợp tác. Để làm điều này, GV cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, hướng thiết kế sư phạm đã xác định, đặc điểm Tâm lứa tuổi, vốn kiến thức, vốn hiểu biết về thực tiễn cuộc sống của HS, điều kiện phương tiện vật chất hiện có của lớp học,... để dự kiến việc tạo tình huống lôi cuốn HS tham gia hợp tác. Như vậy, tình huống để tạo nên việc DHHT có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chứa đựng đối tượng nhận thức, kích thích nhu cầu bên trong của HS, hàm chứa đòi hỏi học sinh hoạt động khám phá làm bộc lộ đối tượng;

- Học sinh thấy tiềm năng bản thân có thể vượt ra khỏi những khó khăn chướng ngại hay sai lầm thông qua các hoạt động xâm nhập vào đối tượng,

xâm nhập vào vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới hay để đối phó với diễn biến của tình hình mới;

- Tình huống GV đặt ra có thể có nhiều cách giải quyết, đòi hỏi huy động nhiều nhóm kiến thức khác nhau để giải quyết và có tác dụng giáo dục tư duy phê phán;

- Mỗi HS đều thấy bản thân không thể tự giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần tới sự trợ giúp của tập thể.

Tình huống có thể được đưa ra dưới hình thức giải quyết một bài toán hay đáp ứng một tình huống nào đó của thực tiễn.

Bước 3: Lựa chọn các PP, phương tiện DH, các phương án tổ chức nhóm, các kĩ thuật hỗ trợ cần sử dụng.

Dựa vào mục tiêu, nội dung của bài học và từng hoạt động cụ thể, GV tiến hành: Lựa chọn PPDH; lựa chọn phương tiện DH; lựa chọn các phương án tổ chức nhóm, các kĩ thuật hỗ trợ cần sử dụng trong quá trình vận dụng DHHT.

* Hoạt động của HS: Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV, HS tham gia vào quá trình chuẩn bị bài học với tư cách là một chủ thể tích cực hoạt động của HS gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS xác định mục tiêu của bài học. Để xác định mục tiêu bài học HS cần: Tìm hiểu mục tiêu bài học; tự xác định vị trí bài học trong chương trình; tự xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình sau khi kết thúc bài học.

Bước 2: Nghiên cứu trước nội dung bài học

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành nghiên cứu SGK và tài liệu học tập để xây dựng nội dung bài học. Ở bước này HS thực hiện: Phân tích nội dung bài học; tự đặt ra các tình huống độc lập; tự tìm cách giải quyết tình huống.

Kết thúc quy trình chuẩn bị GV và HS chuyển sang quy trình tiếp theo, quy trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 72 - 75)