Tác động của bán án đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 109)

2. Quan điểm của Cục Đăng ký

2.1. Tác động của bán án đối với hoạt động tín dụng

Việc Tòa án nhân dân tuyên hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba vô hiệu đã dẫn đến những hệ lụy rất lớn đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là hoạt động xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Vì nếu theo phán quyết của Tòa án nhân dân thì toàn bộ các khoản vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất của người thứ ba của các tổ chức tín dụng trở thành các khoản vay không có bảo đảm. Đồng thời, toàn bộ hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba đã ký giữa tổ chức tín dụng với khách hàng sẽ phải ký kết lại dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh. Điều này gây ra sự xáo trộn rất lớn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, việc tuyên vô hiệu đối với loại hợp đồng này có nguy cơ gây ra hiệu ứng dây chuyền trong hoạt động tín dụng. Theo đó, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba nhiều khả năng sẽ dựa trên phán quyết đã tuyên của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi để "bội ước" với thỏa thuận đã giao kết với các tổ chức tín dụng bằng cách yêu cầu tòa án tuyên các hợp đồng được ký dưới hình thức này vô hiệu. Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến sự bất ổn trong giao lưu dân sự, ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của thị trường tài chính, tín dụng. Do vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước, Cục Đăng ký cho rằng, vụ việc nêu trên cần sớm được nghiên cứu, giải quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các tổ chức tín dụng, đồng thời tránh những tranh chấp phát sinh trong đời sống tín dụng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)