Thế chấp là một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền. Biện pháp thế chấp được tạo lập từ hợp đồng thế chấp và bên nhận thế chấp sẽ hoàn thiện quyền trên tài sản thế chấp thông qua việc đăng ký. Hiện nay, dưới góc độ học thuật cũng như dưới góc độ pháp luật thực định đều không có khái niệm chính thống về tài sản bởi tài sản luôn xuất hiện các dạng mới đa dạng và phức tạp hơn. BLDS năm 2005 quy định về tài sản dưới dạng liệt kê các dạng tồn tại của chúng như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng khi không chỉ ra được bản chất và những đặc trưng pháp lý của tài sản. Hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thừa nhận: Tài sản là vật hoặc quyền mà con người có thể kiểm soát được, trị giá được thành tiền.
Xác định các điều kiện của tài sản thế chấp (thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, có thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự), xác định phạm vi tài sản có thể thế chấp (tài sản thế chấp cần được xác định dưới dạng vật hoặc quyền, những tài sản không được dung làm tài sản thế chấp), tìm hiểu về cơ chếđể công bố quyền trên tài sản thế chấp nhằm khẳng định về tư cách chủ thể có quyền xử lý tài sản thế chấp và các phương thức cơ bản để xử lý tài sản thế chấp, nguyên tắc xác định thứ tựưu tiên thanh toán… là những nội dung mang tính cốt yếu về mặt lý thuyết để tạo
căn cứ cho việc phân tích đánh giá pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng liên quan đến nội dung của luận án ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG