DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.2. Một số công trình khoa học ngoài nước
+ Jonh Carvan & Jonh Gooley (1996), A guide to Bussiness Law, Eleventh edition: Đây là một cuốn sách được viết dưới dạng giới thiệu những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh, trong có có một chương dành cho thế chấp. Trong chương viết về thế chấp, tác giả nêu những vụ việc cụ thể và đưa ra những kết luận khái quát về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp.
+ Halbert C. Smith, DAB, SREA, CRE, FCA, University of Florida and Jonh B. Corgel, Ph.D, Georgia State University (1987), Real estate perspective, IRWIN: Cuốn sách cũng dành một phần để giới thiệu về thế chấp bất động sản. Trong phần này tác giảđã đi vào tìm hiểu nguyên lý của thế chấp thông qua việc phân tích các học thuyết đã tồn tại. Nội dung còn lại, tác giả cũng lại đi vào phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ thế chấp với những nét cơ bản dưới dạng một một cuốn giáo trình về pháp luật thế chấp theo hệ thống thông luật
+ European Bank for Reconstruction and Development (EBRD) publications, 2008, "Mortgages in transition economies, The legal framework for mortgages and mortgage securities", nguồn http://www.ebrd.com/pages.
Có thểđánh giá đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện về thế chấp tài sản dựa trên những kết quả được phân tích đánh giá tại các nước đang có nền kinh tế chuyển đổi của Ngân hàng Châu Âu. Cuốn sách tập đề cập đến việc tạo ra quyền thế chấp và thực thi quyền thế chấp trên cơ sởđảm bảo được chức năng của pháp luật về giao dịch bảo đảm và hiệu suất của nền kinh tế nhưng mới ở mức độ nêu khái quát mà chưa có sự phân tích sâu sắc và toàn diện về bản thân những vấn đề này.
+ Louise Gullifer (editor), Goode on legal problem of credit and security, Fourth edition, published in 2009 by Sweet & Maxwell, 100 Avenue Road, London, NW3 3PF part of Thomson Reuters (Professional) UK Limited. Tác giả của cuốn sách là một chuyên gia hàng đầu của Anh về lĩnh vực giao dịch bảo đảm. Tác phẩm là kết tinh những tri thức quý báu từ những bài giảng của ông và những kinh nghiệm vô giá từ những công việc tư vấn của ông trong lĩnh vực này. Có thểđánh giá đây là một cuốn sách kinh điển về lĩnh vực giao dịch bảo đảm của Anh, trong đó có các kiến thức nền tảng về biện pháp thế chấp tài sản. Nhiều vấn đềđược nêu ra trong cuốn sách như bản chất của biện pháp thế chấp, tài sản được dùng để thế chấp, đăng ký thế chấp và xác định thứ tự ưu tiên…là những nội dung mà người viết sẽ bàn luận đến trong luận án khi so sánh pháp luật của Việt Nam với pháp luật của các nước tiêu biểu, trong đó có nước Anh.
+ Douglas J.Whaley, Professor of Law Emerritus The Ohio State Universuty and Stephen M. Mcjonh, Professor of Law Suffolk University Law School, (2010), Problems and Materials on secured transactions, Wolters Kluwer Law & Business: Nội dung chủ yếu của cuốn sách là đưa ra các vụ việc và phát hiện ra những vướng mắc trong các cụ việc đó đểđưa ra hướng giải quyết trên cơ sở pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và trên cơ sởđiều 9 của UCC (Luật mẫu thương mại). Do nội dung được nghiên cứu chính là các vấn đề và văn bản pháp lý về giao dịch bảo đảm nói chung nên chỉ có một số vấn đề có liên quan đến thế chấp được phân tích qua một số phán quyết cụ thể của các Toà án khác nhau. Có thể nói, tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vẫn chưa được tiếp cận một cách toàn diện như chủđề nghiên cứu.