d. Xử lý tài sản thế chấp là tài sản phạm tội có quyết định bị tịch thu sung quỹ nhà nước do lỗi của bên thế chấp
3.1.4. Hoàn thiện các quy định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp phải được đặt trong một giải pháp tổng thể để hoàn thiện chế định về
chấp phải được đặt trong một giải pháp tổng thể để hoàn thiện chế định về giao dịch bảo đảm trong Bộ luật Dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung
Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật được coi là tiêu chí cơ bản và quan trọng để tạo nên hiệu quả của quá trình vận dụng và áp dụng chúng. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quan hệ thế chấp được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau như BLDS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Tín dụng, Luật Công chứng, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án…; được hướng dẫn áp dụng bởi nhiều nghịđịnh như Nghịđịnh 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghịđịnh 11/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP; Nghịđịnh 83/2010/NĐ-CP vềđăng ký giao dịch bảo đảm, Nghịđịnh 88/2009/ NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền trên đất…; và một loạt các thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ, ngành được ban hành để hướng dẫn áp dụng các Nghịđịnh trên. Điều này dẫn đến một thực trạng là: có quá nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng một điều chỉnh một quan hệ thế chấp nhưng thiếu thống nhất nên đã khiến cho các chủ thể áp dụng rất lúng túng và mất thời gian để nghiên cứu, vận dụng cho đúng. Đánh giá về thực trạng này, có tác giả viết:
Các quy định của pháp luật được ban hành đều nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể, tức thời, nảy sinh trong thực tiễn. Nó chưa phác thảo được những nguyên tắc pháp lý căn bản cùng những vấn đề có tính vĩ mô để thiết lập một khung pháp lý thực sự rộng rãi và thông thoáng…, cũng như chưa sẵn sàng đón nhận và giải quyết hậu quả của quá trình ấy[26].
Để khắc phục những điểm mâu thuẫn, chồng chéo trên của hệ thống luật thực định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp thì công việc thiết yếu là rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tiến hành loại bỏ những quy định không phù hợp và hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Tiếp theo, cần xóa bỏ sự phân chia, tách biệt giữa các cơ quan Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Khi xây dựng một văn bản pháp luật đểđiều chỉnh các
quan hệ thuộc chức năng, thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau thì đòi hỏi có sự cộng tác và cùng chịu trách nhiệm của các cơ quan này. Một điểm vô cùng quan trọng là phải làm rõ mối quan hệ về phạm vi và ranh giới giữa luật chung và luật chuyên ngành. Cụ thể, các quy định này phải xuất phát từ những quy định của BLDS về vật quyền bảo đảm, về trái quyền, về nguyên tắc thỏa thuận bình đẳng trong quan hệ dân sự... Bởi BLDS được coi là văn bản pháp lý gốc cho các quy định về giao dịch bảo đảm trong đó có quy định về xử lý tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, các quy định này phải phù hợp, có tính thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành như pháp luật vềđất đai, nhà ở, về công chứng, về bán đấu giá tài sản, về thi hành án. Các quy định về thủ tục xử lý tài sản thế chấp phải có sự tách biệt rõ ràng các thủ tục có tính chất dân sự và các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính như sự tham gia của Ủy ban nhân dân và các thủ tục sang tên quyền sở hữu cho người mua tài sản thế chấp...chỉ có tính chất hỗ trợ cho việc xử lý tài sản thế chấp hiệu quả mà không phải là các bước có tính chất quyết định của thủ tục xử lý tài sản thế chấp vốn mang tính chất của quan hệ dân sự thuần tuý.