Điều kiện của tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 25 - 26)

Khi lựa chọn tài sản thế chấp, các chủ thể cần kiểm tra các điều kiện cơ bản sau của tài sản thế chấp: (i) Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp; (ii) Tài sản thế chấp có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự.

Tài sản thế chấp phải "bán" được - đó là điểm then chốt để tài sản thế chấp có thể hoàn thành được "sứ mệnh" của mình: thanh toán giá trị nghĩa vụ bị vi phạm cho bên nhận thế chấp [39, tr. 250]. Theo nguyên lý chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền năng định đoạt số phận pháp lý của tài sản, trừ trường hợp đặc biệt có quyết định của nhà lập pháp hoặc chủ sở hữu ủy quyền hay chuyển giao quyền đó cho người khác đều phải dựa trên căn cứ luật định. Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp nhất thiết phải là chủ sở hữu của tài sản thế chấp - đây là một nguyên tắc bất di bất dịch khi xác định tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp không những chắc chắn thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp mà còn phải chắc chắn rằng tài sản đó không có tranh chấp để giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với tài sản thế chấp [101]. Những hạn chế quyền đối tài sản thế chấp cần phải được bên thế chấp thông báo cho bên nhận thế chấp tại thời điểm giao kết hợp đồng thế chấp. Việc kiểm tra về quyền lợi của các chủ thể khác đã thiết lập trên tài sản thế chấp sẽ trở nên đơn giản nếu đã có sẵn các thông tin này trên hệ thống đăng ký giao dịch, như đăng ký giao dịch thuê mua tài chính, mua trả chậm, trả dần, giao dịch thuê tài sản dài hạn, quyền hạn chế bất động sản liền kề. Đây là yếu tố quan trọng để bên nhận thế chấp cân nhắc về tính an toàn của tài sản thế chấp và có quyết định chấp nhận tài sản đó là đối tượng thế chấp hay không.

Điều kiện thứ hai liên quan đến khả năng có thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự của tài sản thế chấp. Có hai yếu tố cơ bản để khẳng định một tài sản có thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự, đó là: (i) tài sản đó không gắn với yếu tố nhân thân. Quyền yêu cầu cấp dưỡng, các loại bằng cấp, chứng chỉ…là những tài sản có đặc tính nhân thân chỉ thuộc về những chủ thể nhất định; (ii) tài sản đó không thuộc diện bị pháp luật cấm (không thuộc danh mục tài sản bị cấm lưu thông hoặc có quyết định thu giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Bên cạnh hai điều kiện cơ bản trên, bên nhận thế chấp cũng cần đánh giá các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tài sản thế chấp như giá trị của tài sản thế chấp để bảo đảm tính an toàn của đồng vốn cho vay, tính có thể kiểm soát của tài sản thế chấp để còn thực hiện quyền truy đòi, tính thanh khoản của tài sản thế chấp để bảo đảm rằng tài sản thế chấp có thị trường tiêu thụđể dễ dàng khi phải xử lý chúng.

Tóm lại, tài sản thế chấp phải đáp ứng được tính chắc chắn về các khía cạnh sau: (i) Chắc chắn bên thế chấp có quyền thế chấp đối với tài sản: đó phải là người có tên trên bất động sản đã được kiểm tra thông qua hồ sơđăng ký tại cơ quan địa chính; (ii) Chắc chắn rằng tài sản thế chấp không có bất kỳ sự tranh chấp nào để giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với tài sản thế chấp; (iii) Chắc chắn về những hạn chế quyền đối với tài sản thế chấp hay chính là chắc chắn về quyền của những chủ thể khác trên tài sản thế chấp như: quyền về lối đi qua bất động sản, quyền của người đang thuê, đang mượn bất động sản thế chấp…; (iv) Chắc chắn rằng tài sản thế chấp không thuộc đối tượng cấm chuyển giao hay cấm kê biên theo quy định của pháp luật.

Như vậy, xét dưới góc độ pháp lý những tài sản không đáp ứng được các

Một phần của tài liệu Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)