Thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 31 - 32)

Thứ nhất, về căn cứ xác định thứ tựưu tiên thanh toán: Việc xác định thứ tựưu tiên thanh toán chỉđược đặt ra khi đồng thời có nhiều chủ thể cùng có quyền lợi trên tài sản thế chấp. Tài sản của bên thế chấp là đối tượng để thanh toán cho nhiều chủ nợ của bên thế chấp theo nguyên lý: chủ nợ nào có cách thức công bố công khai quyền lợi trên tài sản thế chấp trước thì sẽđược ưu tiên thanh toán trước. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều công nhận các hình thức tuyên bố quyền trên tài sản thế chấp như nắm giữ hợp pháp tài sản đó (thông qua giao dịch cầm cố, cầm giữ, nhận trông giữ, vận chuyển tài sản…) hoặc đăng ký công bố công khai quyền lợi tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa quyền ưu tiên thanh toán với quyền xử lý tài sản thế chấp. Quyền xử lýđược xác định theo nguyên tắc luật định theo đó chủ thể nào có lợi ích gần nhất với tài sản sẽ có quyền xử lý, như chủ nợ đến hạn trước nhất sẽ có quyền xử lý trong trường hợp một tài sản thế chấp đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Quyền ưu tiên được xác định căn cứ vào thời điểm

công bố quyền trên tài sản.

Để giải quyết tổng thể các lợi ích liên quan đến tài sản thế chấp thì pháp luật về giao dịch bảo đảm cần phải xác định thứ tựưu tiên thanh toán trong các mối quan hệ có tính đối kháng như sau: (i) Quan hệ giữa bên nhận thế chấp với chủ nợ không có bảo đảm của bên thế chấp: Nếu bên nhận thế chấp không đăng ký quyền lợi trên tài sản thế chấp thì chỉ có quyền xử lý tài sản mà không có quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản đó. Số tiền xử lý tài sản thế chấp thu được phải chia theo tỷ lệ giữa các chủ nợ. Nếu bên nhận thế chấp có đăng ký quyền lợi trên tài sản thế chấp thì đương nhiên được hưởng quyền ưu tiên thanh toán trước; (ii) Giữa bên nhận thế chấp với bên nhận cầm cố tài sản khi một tài sản được dùng đểđảm bảo cho nhiều nghĩa vụ vừa theo biện pháp thế chấp và biện pháp cầm cố. Câu trả lời không nằm ngoài nguyên tắc chung đã phân tích ở trên là thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố hay thời điểm đăng ký thế chấp được xảy ra trước thì chủ thể trong quan hệđó sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Và nếu bên nhận thế chấp không đăng ký thì quyền lợi ưu tiên luôn thuộc về bên nhận cầm cố là người đang nắm giữ tài sản; (iii) Quan hệ giữa bên nhận thế chấp với bên nhận bảo lãnh: Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân nên không có cơ chếđăng ký quyền (tài sản bảo lãnh là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh). Do vậy, nếu bên nhận thế chấp đăng ký quyền thì mới được hưởng quyền ưu tiên thanh toán, còn nếu không đăng ký thì vẫn có quyền xử lý tài sản thế chấp nhưng chỉ được hưởng phần thanh toán theo tỷ lệ với bên nhận bảo lãnh; (iv) Quan hệ giữa các bên cùng nhận thế chấp đối với một tài sản: Thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp; nếu có giao dịch thế chấp đăng ký và có giao dịch không đăng ký thì quyền ưu tiên thuộc về chủ thể có đăng ký; nếu tất cả các giao dịch thế chấp đều không đăng ký thì tiền xử lý tài sản thế chấp được chia đều theo tỷ lệ. Như vậy, cơ sở lý luận cho hướng giải quyết trên là căn cứ vào thời điểm mà chủ thể công bố quyền lợi trên tài sản thế chấp.

Thứ hai, nội dung thứ tự thanh toán từ tổng số tiền thu được khi xử lý tài sản thế chấp: Số tiền thu được khi xử lý tài sản thế chấp cần được xác định theo thứ tự các khoản phải thanh toán sau đây: (i) Chi phí thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp như chi phí đăng ký thông báo, chi phí bán đấu giá (nếu có), chi phí thu giữ tài sản (nếu có), chi phí định giá tài sản (nếu có)…; (ii) Các khoản phải thanh toán xác định theo luật như ưu tiên lợi ích của nhà nước (tiền thuế), người lao động (tiền công lao động), mai táng phí (nếu bên thế chấp chết)…sau đó mới đến các chủ nợ có bảo đảm dựa trên căn cứ xác định thứ tự ưu tiên như đã phân tích ở phần thứ nhất của mục này; (iii) Khoản phải thanh toán đối với các chủ nợ không có bảo đảm nói chung.

Một phần của tài liệu Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 31 - 32)