Thứ nhất, các quy định của pháp luật đã tôn trọng và ghi nhận quyền tự do định đoạt của các bên về các căn cứ xử lý tài sản thế chấp. Nếu như BLDS năm 2005 mới chỉ quy định một trường hợp dẫn đến xử lý tài sản thế chấp là đến hạn mà bên thế chấp không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Nghịđịnh 163 đã mở rộng các trường hợp này trên cơ sởý chí thỏa thuận của các bên. Các bên có quyền dự liệu và lựa chọn bất kỳ tình huống hay sự kiện nào (có thể liên quan đến hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc không) xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng thế chấp (có thể trước hạn chứ không cần phải đến hạn) để làm căn cứ phát sinh việc xử lý tài sản thế chấp. Như vậy, các trường hợp xử lý tài sản thế chấp theo sự
thỏa thuận của các bên rất đa dạng bởi được xuất phát từ nhu cầu của các bên đối với tài sản trong suốt thời hạn thế chấp.
Thứ hai, các quy định của pháp luật hiện hành đã đưa ra các căn cứđể xác định quyền ưu tiên giữa các chủ thể trong quá trình xử lý tài sản thế chấp. Đăng ký thế chấp là điều kiện để xác định thứ tựưu tiên giữa các chủ thể cùng nhận thế chấp trên một tài sản. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ cho nguyên tắc trên là: sức mạnh ưu tiên luôn thuộc về người đang chiếm giữ hợp pháp (có căn cứ pháp lý) đối với tài sản thế chấp, đó là bên cầm giữ. Chỉ khi nào bên cầm giữ được thanh toán đầy đủ quyền lợi của mình trong hợp đồng với bên có nghĩa vụ thì mới phải có nghĩa vụ giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý.
Thứ ba, các quy định của pháp luật đã dự liệu về xử lý tài sản thế chấp trong những trường hợp khác nhau như: xử lý tài sản thế chấp đảm bảo cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ, xử lý tài sản thế chấp là động sản có giá trên thị trường, là quyền đòi nợ, là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, khẳng định quyền được thu giữ tài sản của bên nhận thế chấp với sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền tại địa phương...Những quy định trên đã góp phần định hướng cho cách xử sự của các chủ thể và làm cho quá trình xử lý nợ của bên nhận thế chấp đạt được mục đích.
Thứ tư, các quy định của pháp luật cũng đã giải quyết các vấn đề phát sinh từ kết quả của xử lý tài sản thế chấp như vấn đề chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp xử lý ngay cả trong trường hợp không có sự xác nhận của bên thế chấp. Thứ tựưu tiên thanh toán từ tiền thu được từ xử lý tài sản trong trường hợp một tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ, trong mối quan hệ với bên cầm giữ tài sản...cũng đã được giải quyết trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP.