d. Xử lý tài sản thế chấp là tài sản phạm tội có quyết định bị tịch thu sung quỹ nhà nước do lỗi của bên thế chấp
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp phải gắn với việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật
phải gắn với việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật
Mục đích cuối cùng của quá trình hoàn thiện pháp luật là đểđưa pháp luật vào cuộc sống, phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội. "Một đạo luật rất hoàn chỉnh và hợp lý sẽ tỏ ra không hiệu quả nếu như thực tiễn áp dụng đạo luật đó không đáp ứng được những yêu cầu đối với việc áp dụng nó" [101]. Pháp luật không thể tự thân nó tác động vào các quan hệ xã hội, tạo ra trật tự xã hội theo ý chí của Nhà nước mà phải có một cơ chế áp dụng phù hợp. Thực trạng pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp như đã phân tích ở chương 2 cho thấy một trong những nguyên nhân làm cho các quy định của pháp luật chưa phát huy được hiệu quả là do chưa thiết lập được một cơ chế tốt để thực hiện. Cơ chế về luật sư, công chứng, bán đấu giá hay các quy định về thủ tục tố tụng dân sự, thi hành án là những yếu tố cơ bản góp phần hiện thực hóa các quy định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp một cách hiệu quả. Các hợp đồng thế chấp có yếu tố lừa đảo hay vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến bị Tòa án tuyên vô hiệu không phải là hiếm trong thời gian qua; những yêu cầu phức tạp của thủ tục bán đấu giá tài sản thế chấp, đặc biệt đối với quyền sử dụng đất thế chấp cũng là những rào cản cho việc thực thi pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Với các quy định chung của thủ tục tố tụng dân sựđược áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp đòi nợ có tài sản thế chấp trở nên kéo dài cũng như việc thi hành các bản án này thường phức tạp đã làm suy giảm lòng tin của mọi người vào một hệ thống giao dịch bảo đảm hiệu quả. Như vậy, hoàn thiện cơ chế áp dụng pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là một công việc không thể tách rời với hoạt động hoàn thiện pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy:
Một khung pháp lý cho hoạt động thương mại dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể hi vọng có được thành công nếu không được đi kèm với một mô hình tổ chức cưỡng chế thi hành án hữu hiệu. Đồng thời sự phát triển thái quá của các biện pháp bảo đảm nhằm đối phó với việc cưỡng chế thi hành án sẽ làm giảm hiệu lực của pháp luật dân sự, thương mại [22].