d. Xử lý tài sản thế chấp là tài sản phạm tội có quyết định bị tịch thu sung quỹ nhà nước do lỗi của bên thế chấp
3.1.5. Hoàn thiện quy định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp cần tạo ra sự tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện hội nhập
cần tạo ra sự tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Đểđáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế, tạo sự hấp dẫn trong đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật, trong đó có các quy định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Việc sửa đổi BLDS năm 2005 đang được tiến hành cần có sự nghiên cứu tham khảo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm của các nước, tạo nên sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước. Hiện có nhiều quan điểm, khái niệm pháp lý, nhiều quy định về biện pháp thế chấp, tài sản và xử lý tài sản thế chấp của pháp luật Việt Nam không tương thích hoặc phù hợp với quy định trong các văn bản pháp luật của các nước. Có quan điểm, học thuyết pháp lýđã được hình thành và phát triển tương đối phổ biến ở các nước nhưng lại chưa được ghi nhận trong các quy định pháp luật Việt Nam như học thuyết về vật quyền, trái quyền, về thế chấp chu chuyển. Do vậy, việc tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của Việt Nam là hết sức cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống kinh nghiệm lập pháp của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng như khu vực, để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam [67, tr.165].