Mô tả tài sản thế chấp khi giao kết hợp đồng thế chấp chính là một trong các cách thức xác định tài sản thế chấp nhằm giúp cho người khác nhận biết được đó là đối tượng của thế chấp. Các chủ thể có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung tùy theo đặc điểm của tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải mô tả cụ thể (lô đất, số thửa, bản đồđịa chính đối với quyền sử dụng đất; số khung, số máy, model, nhãn hiệu, năm sản xuất đối với ô tô, xe máy…). Còn tài sản thế chấp là một khối tài sản hay tài sản có sự biến động thường xuyên (như hàng hóa trong kho, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp…) thì mô tả chung là phù hợp hơn cả. Mô tả chung không có nghĩa là tài sản thế chấp không được mô tả một cách rõ ràng và gây hiểu nhầm. Mô tả chung được giải thích là tài sản thế chấp không cần mô tả cụ thểđến từng chi tiết nhỏ mà có thể xác định chúng thông qua các đặc tính nhưđịa điểm, vị trí nơi có tài sản (toàn bộ trang thiết bị trong một phòng ban nào đó) hoặc theo tính chất của tài sản (thiết bị tin học hoặc trang thiết bị vận tải)… Việc mô tả tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng thế chấp giúp cho các chủ thể xác định được đâu là tài sản cần đưa ra xử lý. Nếu trong thời hạn thế chấp mà tài sản thế chấp có thay đổi thì phạm vi những tài sản được coi là tài sản thế chấp vào thời điểm xử lýđược xác định như sau:
Dựa trên tính thống nhất của một bất động sản thì tất cả những tài sản sau này được gắn liền với quyền sử dụng đất đã thế chấp đều thuộc về tài sản thế chấp được xử lý, bao gồm: Những tài sản khởi nguồn là một động sản độc lập, nhưng sau này lại gắn với bất động sản đã thế chấp trước đó và trở thành một phần của bất động sản thì cũng thuộc đối tượng bị xử lý (như cây cối được trồng trên đất, cầu thang máy được lắp thêm vào tòa nhà đã thế chấp); Những công trình được xây dựng thêm trên đất đã dùng để thế chấp, những công trình được sửa chữa, xây mới từ những công trình đã thế chấp trước đó cũng thuộc về tài sản thế chấp. Trường hợp công trình xây dựng trên đất được thế chấp nhưng chủ sở hữu công trình lại không đồng thời là người có quyền sử dụng đất thì khi cần xử lý công trình trên đất đã thế chấp, người mua sẽ có đầy đủ tất cả những quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp đã có đối với mảnh đất đó và tương tự khi xử lý quyền sử dụng đất thế chấp.
Dựa trên nguyên tắc xác lập quyền của chủ sở hữu của tài sản gốc đối với hoa lợi và lợi tức phát sinh thì hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thế chấp trong thời hạn thế chấp vẫn thuộc về bên thế chấp, nhưng đến khi phải xử lý tài sản thế chấp là tài sản gốc thì hoa lợi và lợi tức được xử lýđồng thời đảm bảo cho quyền của bên nhận thế chấp.
Dựa trên đặc tính luôn thay đổi của tài sản (tính chất động của tài sản) thì tất cả những tài sản được hình thành sau này từ tài sản thế chấp ban đầu đều thuộc về tài sản thế chấp khi phải xử lý, đó là tất cả những nguồn thu có được từ việc bán tài sản thế chấp ban đầu. Bên nhận thế chấp biết rằng tài sản thế chấp sẽđược bên thế chấp bán trong thời hạn thế chấp nên thay vì đểýđến tài sản thế chấp ban đầu thì sẽđểýđến khoản thu có được từ việc bán tài sản đó. Tất cả những tài sản được tạo ra từ việc khai thác, sử dụng tài sản thế chấp ban đầu như sản phẩm, hàng hóa được tạo ra từ tài sản thế chấp là những nguyên vật liệu, hạt sẽ chuyển thành lúa mỳ, rồi thành bột, cuối cùng là tiền. Khoản tiền bảo hiểm hay tiền bồi thường thiệt hại được trả trong trường hợp tài sản thế chấp ban đầu bị tiêu hủy, mất mát hay giảm sút giá trị cũng được coi như thuộc về tài sản thế chấp khi xử lý.