III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
♫♥♫I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được các phương pháp để sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
2. Về kĩ năng:
- Rèn thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương. - Biết cố định xương cẳng tay khi bị gãy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Làm thử trước ở nhà
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
3. Bài mới:
Vào bài: Ở tỉnh ta hiện nay số vụ tai nạn giao thông và tai nạn lao động tăng lên dẫn đến nhiều thiệt hại to lớn, trong số đó những người bị gãy xương rất nhiều. Vậy khi gặp tình trạng đó ta phải biết sơ cứu kịp thời cho người bị nạn. Bài thực hành hôm nay ta sẽ học cách sơ cứu này.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY GÃY XƯƠNG
Mục tiêu: - Học sinh biết những nguyên nhân dẫn đến gãy xương, nhất là tuổi học sinh. - Biết được các thao tác khi gặp người bị thương.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
+ Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
+ Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điều gì?
+ Gặp người gãy xương, chúng ta nên nắn lại chỗ xương gãy hay không? Vì sao?
+ Khi gặp người bị tai nạn gãy xương, cần thực hiện những thao tác gì?
- Giáo viên tổng kết
- Các nhóm làm việc + Tai nạn, trèo cây Sơ ý trong sinh hoạt Làm việc quá sức
+ Tỉ lệ cốt giao giảm dẩn theo lứa tuổi
+ Chạy xe cẩn thận, chấp hành đúng luật lệ giao thông.
+ Không được, vì sẽ gây tổn thương. + Đặt nạn nhân nằm yên
Dùng khăn lau nhẹ nhàng chỗ vết thương Tiến hành sơ cứu
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết:
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân gây ra: + Sơ ý trong sinh hoạt
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông + Làm việc quá sức
- Khi gãy xươgn phải sơ cứu tại chỗ - Không được nắn bóp bừa bãi
Hoạt động 2:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu cách sơ cứu và băng bó sau đó yêu cầu một vài nhóm làm mẫu.
- Giáo viên quan sát các nhóm, uốn nắn khi cần.
- Cho một vài nhóm lên thực hiện lại để kiểm tra, nhóm còn lại quan sát và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung. - Hỏi:
+ Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi tránh cho mình và người khác không bị thương?
- Giáo viên nhận xét
- Các nhóm lắng nghe để biết cách sơ cứu và băng bó.
- Các nhóm tiến hành thực hiện sơ cứu và băng bó.
- 2 nhóm lên thực hiện, các nhóm còn lại nhận xét.
- Từng cá nhân suy nghĩ trả lời: + Thực hiện an toàn giao thông Tránh đùa giỡn, vật lộn Không giẫm lên chân bạn ….
- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung
Tiểu kết:
1. Phương pháp sơ cứu:
- Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào 23 bên chỗ xương gãy - Lót vải mềm sạch vào các đầu xương
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
- Trường hợp gãy xương cẳng tay chỉ dùng 1 nẹp đỡ lấy cẳng tay 2. Băng bó cố định:
- Với xương cẳng tay: dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay và đeo cẳng tay vào cổ bằng dây.
- Với xương ở chân: băng từ cổ chân vào. Nếu chỗ gãy là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
4. Tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên đánh giá chung:
+ Những nhóm làm chưa tốt, nhóm làm tốt
+ Tuyên dương nhóm làm tốt, nhắc nhở, động viên nhóm chưa đạt yêu cầu. + Yêu cầu học sinh nêu lại phương pháp sơ cứu và băng bó.
5. Dặn dò:
- Tập làm ở nhà cách sơ cứu và băng bó - Đọc bài 13 “Máu và môi trường trong cơ thể” + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 44
Tuần 7 Ngày soạn :
Ngày dạy Tiết 13
Chương III. TUẦN HOÀN
Bài 13. MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ♫♥♫ ♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Về kĩ năng:
- Thu thập thông tin, quan sát tranh phát hiện kiến thức. - Khái quát tổng hợp kiến thức.
3. Về thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo tế bào máu và tranh hình 13.2 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: thu bài thu hoạch của học sinh.
3. Bài mới:
Vào bài: Máu là môi trường quan trọng nhất của môi trường bên trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Vậy máu chảy ra từ đâu? Thành phần của máu như thế nào để thực hiện chức năng quan trọng đối với cơ thể sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
MÁU
Mục tiêu: - Học sinh nêu được các thành phần của máu gồm: tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.
- Biết được chức năng của huyết tương và hồng cầu. Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu: - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh độc lập suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Máu là gì?
+ Máu có ở đâu trong cơ thể? + Máu gồm những thành phần nào?
+ Cho biết cấu tạo của các tế bào máu?
- Học sinh tự quan sát hình SGK và lắng nghe giáo viên giải thích thí nghiệm.
- Học sinh suy nghĩ độc lập trả lời:
+ Một dịch lỏng màu đỏ được lưu thông lien tục trong hệ tuần hoàn.
+ Máu có ở các mao mạch
+ 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu. Trong đó các tế bào máu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Hồng cầu: tế bào không nhân, hình dĩa lõm 2 mặt, màu hồng.
Bạch cầu: không màu, có nhân có kích thước lớn, gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limphô và bạch cầu mono.
Tiểu cầu: tế bào không nhân, hình dạng không ổn định.