III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
Mục tiêu: Học sinh nêu được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của nó trong sự tiêu hóa thức ăn.
Cách tiến hành:
- Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
+ Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ă? Biểu hiện như thế nào?
+ Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
- Giáo viên tổng kết sau khi cho các nhóm trình bày và bổ sung.
- Giáo viên hỏi thêm:
+ Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì sao?
+ Làm thế nào để khi chúng ta ăn, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng (đường đơn, glyxerin,…) mà cơ thể hấp thụ được?
- Giáo viên tổng kết
- Học sinh đọc thông tin SGK và quan sát hình 28.3 thảo luận nhóm trả lời:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột). Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.
Tuyến gan, tụy, ruột thực hiện.
+ Tinh bột: Enzim amilaza biến đổi tin bột thành đường đơn Mantozơ.
Prôtêin: Enzim pepsin, Tripsin, Erepsin phân cát prôtêin lớn thàh nhỏ aa.
Lipit: dịch mật, Lipaza tách hạt lipit lớn thành nhỏ glyxerin và axit béo.
+ Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hóa.
Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
- Đại diện nhóm trình bày, 1 nhóm khác bổ sung.
- Học sinh trả lời độc lập: + Sẽ thải ra ngoài.
+ Nhai kỹ ở miệng, dạ dày đỡ co bóp nhiều. Thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch tiêu hóa biến đổi hóa học thực hiện dễ dàng. - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung
- Biến đổi lí học:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy và dịch ruột) + Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau tạo dạng nhũ tương hóa.
- Biến đổi hóa học:
+ Tinh bột và đường đôi (enzim) Đường đôi (enzim) Đường đơn + Prôtêin (enzim) Peptit (enzim) Axitamin
+ Lipit (enzim) Các giọt lipit nhỏ (enzim) Glyxerin và axit béo - Vai trò của lớp cơ trên thành ruột:
+ Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hóa
+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xưống các phần tiếp theo của ruột 4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
( Sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của các enzim trong dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột)
Câu 2: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn
ra như thế nào?
( Môn vị thiếu tín hiệu đóng thức ăn nên thức ăn qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp).
5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 29 “Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân” + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 96 + Kẻ bảng 29 vào vở
- Đọc bài 30 “Vệ sinh tiêu hóa” + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 99 + Kẻ bảng 30.1 SGK vào vở.
Tuần 15 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 29
Bài 29-30: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
VỆ SINH TIÊU HÓA♫♥♫ ♫♥♫