III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HẤP THỤ CÁC CHÁT DINH DƯỠNG
Mục tiêu: - Khẳng định được ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng. - Cấu tạo của ruột non phù hợp với sự hấp thụ.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Hỏi:
+ Trình bày cấu tạo trong của ruột non? + Ruột non có chức năng gì?
+ Hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng có phụ thuộc diện tích bề mặt hấp thụ không? + Đặc điểm cấu tạo nào của ruột non làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ và khả năng hấp thụ? - Giáo viên tổng kết.
- Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?
+ Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- Học sinh tự đọc thông tin SGK trả lời độc lập:
+ Hấp thụ các chất dinh dưỡng. + Có.
Diện tích bề mặt hấp thụ tăng hiệu quả hấp thụ tăng.
+ Nếp gấp, lông ruột, hệ thống mao mạch. - 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời:
+ Tạo điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng có hiệu quả cao.
+ Bề mặt hấp thụ rất lớn (400 – 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa. Ruột non cón có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.
+ Hoạt động hấp thụ có thể bị giảm do những nguyên nhân nào?
- Giáo viên tổng kết
+ Ăn uống không đúng cách Khẩu phần ăn không hợp lý.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung
Tiểu kết:
- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng. - Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ:
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ.
+ Có mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột. + Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa. Tổng diện tích bề mặt bên trong lớn (400– 500m2)
Hoạt động 2: