HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP

Một phần của tài liệu giaoansinh8hki (Trang 59 - 68)

♫♥♫

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.

- Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.

2. Về kĩ năng:

- Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.

- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế.

3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ rèn luyện hô hấp để có sức khỏe tốt.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Tranh hình 21.1, 21.2 và 22.4 SGK - Bảng phụ

2. Học sinh: - SGK

- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí? Trình bày chức năng của phổi?

- Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể và thải cacbonic từ tế bào ra khỏi cơ thể.

Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổitrao đổi khí ở tế bào.

Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí2 lá phổi. Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào và ra, làm ấm và làm ẩm không khí và bảo vệ phổi. Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

3. Bài mới:

Vào bài: Hô hấp gồm những giai đoạn nào? (3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào). Các giai đoạn này có mối liên quan với nhau về chức năng. Vậy sự thông khí ở và sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào?

Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

THÔNG KHÍ Ở PHỔI

Mục tiêu: - Trình bày được cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào và thở ra.

- Thấy được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: cơ, xương, thần kinh.

Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh quan sát tranh hình trang 68 SGK trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại?

+ Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì?

- Giáo viên nhận xét

- Cho học sinh thảo luận các câu hỏi:

+ Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích thể tích lồng ngực khi thở ra?

- Học sinh tự nghiên cứu tranh hình 68 SGK trả lời câu hỏi độc lập:

+ Xương sườn nâng  cơ liên sườn và cơ hoành co lồng ngực kéo lên, rộng nhô ra.

+ Hít vào và thở ra  nhịp thở (số lần thở trong 1 phút)

- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung

- HS quan sát hình 68 SGK làm việc theo nhóm:

+ Khi hít vào: đòi hỏi năng lượng

# Cơ hoành co  diện tích cơ hoành giảm

 ngắn đi và hạ thấp xuống  thể tích lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng  khi cơ hoành bị liệt hoạt động hô hấp bị rối loạn.

# Cơ liên sườn ngoài co, nâng sườn lên và chuyển sang nằm ngang, đẩy xương ức về phía trước  thể tích lồng ngực tăn theo chiều ngang, chiều trước sau.

 Kết quả chung là thể tích lồng ngực tăng làm tăng áp suất âm trong màng phổi làm phổi

+ Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?

- Giáo viên tổng kết - Hỏi thêm:

+ Tại sao chúng ta nên hít thở sâu sau khi làm việc nặng, luyện tập thể dục thể thao?

- Giáo viên nhận xét

nở ra. Do đó áp lực trong phổi giảm và nhỏ hơn áp lực không khí, nên không khí từ môi trường ngoài vào phổi.

@ Hít vào gắng sức: cơ hoành co ngắn hơn, hạ thấp hơn, cơ liên sườn co mạnh hơn, nâng xương sườn cao hơn  thể tích lồng ngực tăng hơn khi hít vào nhiều hơn.

Có sự tham gia các cơ: ức đòn chũm, cơ ngực lớn và cơ bụng.

 Luyện tập trong bài thể dục thể thao, nếu luyện tập một cách đều đặn làm cho lồng ngực thêm nở nang, đổi mới không khí tù đọng trong phổi.

Khi thở ra: không đòi hỏi năng lượng.

# Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành ngừng co, các cơ xương sườn được kéo trở về vị trí ban đầu làm cho xương sườn và xương ức hạ xuống.

# Cơ hoành dãn ra trở về vị trí cũ.

 Kết quả là thể tích lồng ngực giảm, ép lên phổi, làm áp suất trong phổi tăng và không khí trong phổi bị đẩy ra ngoài.

@ Thở ra gắng sức: đòi hỏi năng lượng  động tác tích cực.

+ Giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe bệnh tật, sự luyện tập.

- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Học sinh vận dụng trả lời:

+ Lượng không khí vào phổi lớn, phế nang mở rộng, tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và phổi diễn ra dễ dàng.

- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung

Tiểu kết:

- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.

- Dung tích phổi phụ htuộc vào: giới tính; tầm vóc; tình trạng sức khỏe, bệnh tật; sự luyện tập.

Hoạt động 2:

SỰ TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ TẾ BÀO

Mục tiêu: Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào đó là sự khuếch tán của các chất khí: O2, CO2.

Cách tiến hành:

- Cho HS nghiên cứu thông tin SGK và hỏi:

+ Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào được thực hiện theo cơ chế nào?

- Giáo viên nhận xét

- Cho học sinh quan sát hình 21.4 và bảng 21 SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?

- Từng HS tự nghiên cứu thông tin SGK trả lời:

+ Theo cơ chế khuếch tán: từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung

- Các nhóm dựa vào bảng 21 và hình 21.4 SGK thảo luận theo nhóm nhỏ 2 câu hỏi:

+ Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn trong khí hít vào do O2 đã khuếch tán từ phế nang vào máu mao mạch.

Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao hơn trong khí hít vào do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra phế nang.

Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra cao hơn chút do

+ Quan sát hình 21.4 SGK mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2?

- Giáo viên tổng kết - Giáo viên hỏi thêm:

+ Thực chất của sự trao đổi khí ở phổi là gì?

+ Thực chất của quá trình trao đổi khí ở tế bào là gì?

+ Giữa sự trao đổi khí ở tế bào và phổi ở đâu quan trọng hơn?

- Giáo viên nhận xét

tỉ lệ O2 thấp.

Hơi nước: bão hòa trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niem mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.

+ Trao đổi khí ở phổi:

# Nồng độ O2 trong không khí phế nagn cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.

# Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.

Trao đổi khí ở tế bào:

# Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 từ máu  tế bào

# Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 từ tế bào  máu.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung

- HS vận dụng kiến thức ở trên trả lời độc lập:

+ Sự trao đổi khí giữa phế nang với mao mạch phế nang.

+ Sự trao đổi khí giữa tế bào với mao mạch.

+ Ở phổi quan trọng hơn, do sự tiêu tốn ở TB thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở TB.

- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX

Tiểu kết:

1. Trao đổi khí ở phổi:

- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.

- CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.

2. Trao đổi khí ở tế bào:

- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

4. Tổng kết, đánh giá:

Câu 1: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Thế nào là một cử động hô hấp?

a. Một lần hít vào và một lần thở ra b. Một lần thở ra và một lần hít vào c. Một lần hít vào và hai lần thở ra d. Một lần thở ra và hai lần hít vào 2. Cơ nào tham gia vào cử động hô hấp?

a. Cơ hoành b. Cơ bụng c. Cơ liên sườn d. Cả a, b, c Câu 3: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?

+ Giống:

# Gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

# Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng diễn ra theo cơ chế khuếch tán.

+ Khác:

# Thỏ: sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngưc do bị ép giữa 2 chi trước nên không giãn nỡ về phía 2 bên.

# Người: sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về 2 bên.

5. Dặn dò:

- Học bài

- Đọc mục " Em có biết"

- Làm bài tập 4 SGK trang 70 - Đọc bài 22 “Vệ sinh hô hấp”

+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK

+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 73

Tuần 12 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 23.

Bài 23. VỆ SINH HÔ HẤP

♫♥♫

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách.

- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây hại ô nhiễm không khí.

2. Về kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Hoạt động nhóm.

3. Về thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp.

- Ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí - Bảng phụ

2. Học sinh: - SGK

- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hô hấp ở người và Thỏ có gì giống và khác nhau?

- Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?

3. Bài mới:

Vào bài: Hãy kể 1 số bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? (viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp, viêm đường hô hấp, lao phổi)

Vậy, nguyên nhân nào gây ra các bệnh đó và cách bảo vệ hô hấp thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.

Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

BẢO VỆ HỆ Hễ HẤP KHỎI CÁC TÁC NHÂN Cể HẠI Mục tiêu: - Học sinh nêu được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp

- Trình bày được 1 số biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho các nhóm quan sát bảng 22 SGK thảo luận các câu hỏi:

+ Hãy kể những nguyên nhân làm tổn thương đến hệ hô hấp?

+ Hãy cho biết các tác nhân gây bệnh đó có nguồn gốc từ đâu?

+ Tác hại của nó đến hệ hô hấp là gì?

+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

+ Tác dụng của các biện pháp đó là gì?

- Giáo viên tổng kết

- Cả lớp quan sát bảng 22 SGK làm việc theo nhóm:

+ Bụi

Khí độc hại: Cox, Nox, Sox, Nicotin Vi sinh vật gây bệnh

+ Tự nhiên Nhân tạo

+ Gây bệnh liên quan đến hệ hô hấp + Trồng cây xanh

Đeo khẩu trang khi làm việc

Đảm bảo nơi làm việc là nơi có đủ nắng, gió, ánh sáng, tránh ẩm thấp.

Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh Không khạc nhổ bừa bãi

Hạn chế sử dụng các thiết bị có khí độc hại Không hút thuốc lá

+ Điều hòa thành phần không khí Hạn chế ô nhiễm môi trường

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung.

Tiểu kết:

1. Các tác nhân:

- Bụi

- Các khí độc hại: Cox, Nox, Sox, Nicotin - Vi sinh vật gây bệnh

2. Biện pháp bảo vệ hô hấp:

- Trồng cây xanh

- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh - Đảm bảo nơi làm việc thông thoáng - Vệ sinh thường xuyên

- Không khạc nhổ bừa bãi - Không hút thuốc lá

- Hạn chế sử dụng các thiết bị có khí độc hại Hoạt động 2:

LUYỆN TẬP ĐỂ Cể MỘT HỆ Hễ HẤP KHỎE MẠNH

Mục tiêu: - Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách.

- Nêu được các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏemạnh Cách tiến hành:

- Cho học sinh đọc thông tin và đặt câu hỏi thảo luận:

+ Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sữ làm tăng hiệu quả hô hấp?

+ Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh?

- Giáo viên tổng kết

- Học sinh tự đọc thông tin và làm việc theo nhóm nhỏ:

+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.

Dung tích sống phụ thuộc dung tích phổi và dung tích khí cặn.

Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.

Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đáp án của các cơ thở ra.

+ Tỉ lệ khí hữu ích (trao đổi khí) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.

Ví dụ:

# một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 40ml không khí.

* Khí lưu thông: 400 x 18 = 7200ml * Khí vô ích: 150 x 18 = 2700ml

* Khí hữu ích vào phế nang: 7200 – 2700

= 4500ml

# Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml

* Khí lưu thông: 600 x 12 = 7200ml * Khí vô ích: 150 x 12 = 1800ml * Khí hữu ích: 7200 – 1800 = 5400ml + Tích cực luyện tập TDTT phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung.

Tiểu kết:

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn.

- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng cách luyện tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

4. Tổng kết, đánh giá:

Câu 1: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí xung quanh ta?

( Điều hòa thành phần không khí: tỉ lệ O2 và CO2 theo hướng có lợi cho hô hấp) Câu 2: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

( Khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp:

- CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu  gây ngạt thở

- NOx: gây viêm, sưng lớp niêm mạc. cản trở trao đổi khí, có thể gây chết.

- Nicotin: làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi)

Câu 3: Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà ki lao động, vệ sinh hau đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

( Mật độ bụi trên đường phố nhiều, quá lớn).

Câu 4: Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

( Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn).

5. Dặn dò:

- Học bài

- Đọc bài 23: “Thực hành: Hô hấp nhân tạo”

+ Chuẩn bị: gạc hoặc mảnh vải màu 40 x 40 cm

+ Xem các bước thưc hành của 2 phương pháp hô hấp nhân tạo + Tìm hiểu các câu hỏi ở phần thu hoạch và trả lời trước

Tuần 12 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 24

Bài 23. Thực hành: HÔ HẤP NHÂN TẠO

♫♥♫

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Hiểu rừ cơ sở khoa học của hụ hấp nhõn tạo.

- Biết được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạc và phương pháp ấn lồng ngực.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng hô hấp nhân tạo khi gặp người bị thương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Làm thử trước ở nhà 2. Học sinh: - SGK

- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Vào bài: Khi gặp nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột chúng ta cần tiến hành hô hấp nhân tạo kịp thời bằng những phương pháp thích hợp. Bài hôm nay chúng ta sẽ học các phương pháp đó.

Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIÁN ĐOẠN HÔ HẤP Mục tiêu: Biết được những nguyên nhân làm hô hấp của người bị gián đoạn.

Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Hỏi:

+ Có những nguyên nhân nào làm hô hấp của người bị gián đoạn?

+ Loại bỏ các nguyên nhân đó như thế nào?

- Giáo viên nhận xét

- Cá nhân tự đọc thông tin SGk trả lời:

+ Chết đuối: loại bỏ nước Điện giật: ngắt dòng điện

Thiếu khí hay nhiều khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.

- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung

Tiểu kết:

- Khi bị chết đuối:nước vào phổi do đó cần loại bỏ nước.

- Khi bị điện giật: ngắt dòng điện

- Khi bị thiếu khí hay môi trường nhiều khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.

Hoạt động 2:

PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO

Mục tiêu: - Biết được các bước tiến hành 2 phương pháp hà hơi thổi ngạc và ấn lồng ngực.

- Vận dụng vào thực tế khi gặp người bị thương.

Cách tiến hành:

- Hỏi:

+ Phương pháp hà hơi thổi ngạc được tiến hành như thế nào?

+ Hãy nêu các bước tiến hành của phương pháp ấn lồng ngực?

- Giáo viên tổng kết

- Yêu cầu các nhóm thực hiện phương pháp ấn lồng ngực và thực hiện thao tác phương pháp hà hơi thổi ngạc.

- Giỏo viờn theo dừi cỏc nhúm. Nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm thực hiện.

- Giáo viên gọi một vài nhóm lên làm mẫu, các nhóm còn lại nhận xét.

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK nêu được:

+ Các bước tiến hành phương pháp ấn lồng ngực và phương pháp hà hơi thổi ngạc.

- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX

- Các nhóm tiến hành thực hành theo các bước đã nêu.

- Một vài nhóm lên thực hiện, nhóm khác nhận xét.

Tiểu kết:

1. Hà hơi thổi ngạc:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.

Một phần của tài liệu giaoansinh8hki (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w