CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI VÀ ĐẢM BẢO SỰ TIÊU HÓA CÓ HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu giaoansinh8hki (Trang 84 - 86)

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI VÀ ĐẢM BẢO SỰ TIÊU HÓA CÓ HIỆU QUẢ

SỰ TIÊU HÓA CÓ HIỆU QUẢ

Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp.

Cách tiến hành: - Hỏi:

+ Hãy kể các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa? - Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu thêm bệnh sỏi mật: ăn nhiều đường dễ tăng cholesteron trong dịch mật làm colesteron trầm lắng hình thành sỏi. hoặc dùng quá nhiều mỡ và thức ăn béo dễ làm thay đổi thành phần của dịch mật túi mật bị hẹp chức năng giảm dễ hình thành sỏi.

- Hỏi:

+ Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ hệ tiêu hóa?

+ Bản thân em đã dùng những biện pháp nào để bảo vệ hệ tiêu hóa?

- Giáo viên nhận xét.

- Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? + Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?

+ Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

- Giáo viên tổng kết sau khi cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

- Hỏi thêm:

+ Tại sao những người lá xe dường dài thường bị đau dạ dày?

+ Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ? + Tại sao không nên thường xuyên ăn đồ ngọt?

- Giáo viên tổng kết.

- Học sinh tự suy nghĩ trả lời độc lập:

+ Thương hàn, kiết lị, ỉa chảy, viêm gan, các bệnh về giun sán, sỏi mật.

- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung - Lắng nghe để nhận biết kiến thức.

- Học sinh suy nghĩ trả lời: + Ăn uống hợp vệ sinh. Ăn uống đúng cách. Khẩu phần ăn hợp lý.

Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. + Học sinh trả lời tùy theo thực tế. - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung - Học sinh tự đọc thông tin thảo luận trả lời: + Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ,chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm. + Ăn chín, uống sôi.

Rau sống và trái cây tươi cần rửa sạch trước khi ăn.

Không ăn thức ăn bị ôi thiu.

Không để ruồi nhặng dậ vào thức ăn.

+ Ăn chậm, nhai kĩ: Thức ăn nghiền nhỏ thấm đều dịch tiêu hóa.

Ăn đúng giờ, đúng bữa: tiết dịch thuận lợi, số lượng và chất lượng tiết dịch tiêu hóa cao hơn. Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẻ: tiết dịch tiêu hóa tốt. Nghỉ ngơi sau khi ăn: tiết dịc tiêu hóa, hoạt động co bóp của dạ dày và ruột tập trung hơn. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung.

- Học sinh trả lời độc lập: + Ăn không đúng cách. + Sâu răng.

+ Tăng tiết insulin và tăng colesteron làm mất tỉ lệ cân bằng giữa colesteron của dịch mật và dịch nầy.

Tiểu kết:

- Ăn uống hợp vệ sinh - Ăn khẩu phần ăn hợp lý - Ăn uống đúng cách

- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn 4. Củng cố, luyện tập:

Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

( Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ Ruột non rất dài (2,8 – 3m ở người trưởng thành)

Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột)

Câu 2: Với một khẩu phần ăn đầy đủ chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì?

( Đường, axit béo à glyxerin, các axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước). Câu 3: Để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cần phải làm gì?

5. Dặn dò:

- Học bài

- Đọc mục " Em có biết"

- Đọc bài 26 “Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt” + Chuẩn bị 24ml nước bọt hòa loãng như sau:

$ Lấy 6ml nước bọt + 18ml nước cất $ Lắc đều rồi lọc qua phiễu và bông lọc + Xem trước các câu hỏi của phần thu hoạch

Tuần16

Tiết 32

Chương VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Bài 31. TRAO ĐỔI CHẤT ♫♥♫

1. Về kiến thức:

Một phần của tài liệu giaoansinh8hki (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w