III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
KIỂM TRA KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ
Mục tiêu: Học sinh biết so sánh thí nghiệm và đối chứng để rút ra kết luận. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm chia dung dịch trong ống nghiệm thành 2 ống, để thành 2 lô. - Tiến hành thí nghiệm đối với 2 lô như SGK quan sát kết quả và ghi vào bảng 26.2.
- Giáo viên theo dõi sửa chữa, uốn nắn.
- Giáo viên thông báo kết quả bảng 26.1
- Các nhóm tiến hành.
- Lô 1: Thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch iot 1%.
Lô 2: Thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch Strôme.
Đun sôi
- Học sinh quan sát kết quả: Tinh bột + iot màu xanh
Đường + thuốc thử Strôme màu đỏ nâu. - Ghi kết quả quan sát vào bảng 26.1 và sửa chữa.
Các ống nghiệm Hiện tượng (màu) Giải thích
Ống A1 Ống A2 Ống B1 Ống B2 Ống C1 Ống C2 Ống D1 Ống D2 Màu xanh Không Không Màu đỏ nâu Màu xanh Không Màu xanh Không
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột thành đường.
Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường.
Enzim trong nước bọt không hoạt động ở pH axit, tinh bột không biến đổi thành đường.
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận: + Enzim trong nước bọt có tên là gì?
+ Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt dộ nào?
- Học sinh rút ra kết luận + Amilaza.
+ Biến đổi tinh bột thành đường mantozơ. + pH = 7,2
t0 = 370C
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành: khen nhóm làm tốt và điểm cộng vào bài thu hoạch, nhắc nhở động viên nhóm làm chưa tốt để lần sau làm tốt hơn.
5. Dặn dò:
- Cá nhân viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK trang 86. - Nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp.
- Đọc bài 31 “Trao đổi chất “
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang
Tuần 14 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 27
Bài 27. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY ♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
- Trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm: + Các hoạt động tiêu hóa.
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. + Tác dụng của hoạt động.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy dự đoán.
3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ dạ dày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh hình 27.1 và 27.3 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thu bài thu hoạch của bài thực hành trước. 3. Bài mới:
Vào bài: Chúng ta đã biết thức ăn vào miệng chỉ được tiêu hóa một phần ở đây rồi qua thực quản đến dạ dày và tiếp tục tiêu hóa ở dạ dày. Vậy, ở dạ dày thức ăn được biến đổi như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: