CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU

Một phần của tài liệu giaoansinh8hki (Trang 39 - 41)

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU

Mục tiêu: Chỉ ra được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đó là đại thực bào, limphô B, limphô T.

Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho HS tự đọc thông tin SGK và đặt câu hỏi: + Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?

+ Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?

+ Vi khuẩn, virut khi xâm nhập vào cơ thể sẽ găp những hoạt động nào của bạch cầu? - Giáo viên tổng kết

- Yêu cầu học sinh thảo luận 3 câu hỏi SGK:

- Từng cá nhân tự đọc thông tin SGK và trả lời: + Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.

Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.

+ Cơ chế chìa khóa và ổ khóa: kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.

+ Sự thực bào

Hoạt động bảo vệ của limphô bào T và limphô bào B.

- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung

- Các nhóm tự đọc thông tin kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3 và 14.4 SGK thảo luận:

+ Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

+ Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

- Giáo viên tổng kết

- Cho học sinh vận dụng giải thích: Tại sao mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi?

- Giáo viên giảng giải thêm căn bệnh thế kỉ AIDS: Nguyên nhân do virut HIV gây nhiễm làm rối loạn chức năng của limphô bào T (mất khả năng chống vi khuẩn, virut,…)

+ Hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn.

Do bạch cầu trung tính và bạch cầu mono thức hiện.

+ Tiết ra kháng thể kết dính kháng nguyên. + Nhận diện và tiếp xúc (theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa) tiết ra prôtêin đặc hiệu  phá tan màng tế bào nhiễm.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh vận dụng lý thuyết trả lời: Do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn mụn. - Lắng nghe để nhận biết kiến thức.

Tiểu kết:

1. Sự thực bào: do bạch cầu trung tính và bạch cầu mono thực hiện bằng cách hình thành chân giả để bắt giữ, nuốt để tiêu hóa chúng.

2. Chống lại các kháng nguyên: tế bào limphô B tiết ra kháng thể để kết dính các kháng nguyên làm vô hiệu hóa các kháng nguyên.

3. Sự phá hủy các tế bào bị nhiễm khuẩn: tế bào limphô T nhận diện, tiếp xúc rồi tiết ra prôtêin đặc hiệu để phá tan tế bào bị nhiễm.

Hoạt động 2:

MIỄN DỊCH

Mục tiêu: - Học sinh biết được khái niệm miến dịch.

- Phân biệt được miến dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu 1 ví dụ: dịch đau mắt đỏ có 1 số người bị măc. Những người đó có khả năng miễn dịch với bệnh này.

- Và hỏi:

+ Miễn dịch là gì?

+ Có những loại miễn dịch nào? Nêu sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó? Cho ví dụ?

+ Người ta đã tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

- Giáo viên nhận xét

- Học sinh lắng nghe.

- Tự đọc thông tin và dựa vào ví dụ giáo viên vừa nêu trả lời câu hỏi độc lập:

+ Khả năng không mắc một bệnh nào đó của cơ thể.

+ 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Miễn dịch tự nhiên: ngẫu nhiên, bị động, suốt đời, tất cả các bệnh (đậu mùa, sốt bại liệt, quai bi,…).

Miễn dịch nhân tạo: không ngẫu nhiên, chủ động, miễn dịch một thời gian, 1 số bệnh (lao, ho gà,…) .

+ Sởi, lao, ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm não nhật bản, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C,…

- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX

Tiểu kết:

1. Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể không mắc một loại bệnh nào đó. 2. Các loại miễn dịch: 2 loại

a. Miễn dịch tự nhiên:

- Có được một cách ngẫu nhiên, bị động. - Miến dịch suốt đời.

- Đối với tất cả các bện. Ví dụ: đậu mùa, sốt bại liệt, quai bị… b. Miễn dịch nhân tạo:

- Có được một cách không ngẫu nhiên, phải chủ động đưa vacxin vào cơ thể. - Chỉ miễn dịch được một thời gian.

- Đối với 1 số bệnh. Ví dụ: bại liệt, lao… 4. Tổng kết, đánh giá:

Câu 1: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong cơ chế bảo vệ cơ thể?

Câu 2: Miễn dịch là gì? Gồm những loại miễn dịch nào? Giải thích cơ sở khoa học về việc tiêm phòng vacxin?

(  Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây một bệnh nào đó đã làm yếu đi hay đã làm chết.

Khi tiêm vacxin vào cơ thể người, kháng nguyên của vi khuẩn đó đã bị làm yếu không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể nhưng nó lại có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể, kháng thể này sẽ được tồn tại trong máu sau một thời gian tùy theo loại vacxin. Nhờ vậy mà trong thời gian này đã giúp cơ thể ta miễn dịch với loại vacxin ấy).

5. Dặn dò:

- Học bài

- Đọc mục " Em có biết"

- Đọc bài 15 “Đông máu và nguyên tắc truyền máu” + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK

+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 50

Tuần 8 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 15

Bài 15. ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU♫♥♫ ♫♥♫

Một phần của tài liệu giaoansinh8hki (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w