- Xoa bóp ngoài da.
NUỐT VÀ ĐẨY THỨCĂN QUA THỰC QUẢN
Biến đổi hóa học
Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.
Enzim amilaza. - Biến đổi 1 phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozơ.
Hoạt động 2:
NUỐT VÀ ĐẨY THỨC ĂN QUA THỰC QUẢN
Mục tiêu: Học sinh trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn. Cách tiến hành:
- Hỏi:
+ Mô tả động tác nuốt?
+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
+ Lức đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
+ Thức ăn qua thức quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hòa học không?
- Giáo viên tổng kết - Giáo viên giải thích thêm:
+ Lưỡi nâng lên nắp thanh quản đóng thức ăn không lọt vào đường hô hấp, nếu thức ăn rơi vào đường hô hấp sẽ tạo phản xạ sặc và ho hoặc hắt hơi.
+ Nếu thức ăn còn trong thực quản mà nuốt tiếp thì sẽ bị nghẹn 2 lần nuốt không được gần nhau, Nghẹn còn do thức ăn có đường kính lớn hoặc lúc cơ suy yếu.
- Giáo viên hỏi thêm:
+ Tại sao người ta khuyên khi ăn uống không nên cười đùa?
+ Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo, thức ăn có đường?
+ Khi uống nước quá trình nuốt có giống nuốt thức ăn không?
- Học sinh tự đọc thông tin + quan sát hình 25.3 trả lời cá nhân:
+ Nuốt là một tác động có ý thức, lưỡi nâng cao viên thức ăn lên, chạm vào vòm miệng rồi lưỡi rụt lại một chút đưa thức ăn xuống họng, vào thực quản.
+ Lưỡi
Tác dụng: đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
+ Hoạt động của các cơ thực quản.
+ Thời gian qua thực quản nhanh 2 – 4s nên không biến đổi.
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS nhận xét . - Lắng nghe để nhận biết kiến thức.
- Học sinh vận dụng kiến thức trả lời: + Thức ăn vào đường hô hấp.
+ Thức ăn dính lại làm vi khuẩn phát triển sâu răng.
+ Giống
Tiểu kết:
Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”?
( Nhai càng kĩ hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng)
Câu 2: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang
miệng như thế nào?
( Cháo: thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành đường mantozơ.
Sữa: thấm 1 nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đơn hoặc đường đôi.)
Câu 3: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn
có những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? ( Gluxit, lipit, prôtêin)
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 27: “Tiêu hóa ở dạ dày”. + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK.
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 89.
Tuần 15 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 30
Bài 26. Thực hành: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
♫♥♫I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động. - Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
2. Về kĩ năng:
Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học, đong, đo nhiệt độ, thời gian.
3. Về thái độ:
Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: 12 ống nghiệm, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn giá đun, 2 ống đong chia độ, 1 cuộn giấy đo pH, 2 phễu nhỏ và bông lọc, 1 bình thủy tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm.
- Vật liệu: hồ tinh bột 1%, HCl 1%, iot 1%, thuốc thử Strôme (3ml dung dịch NaOH 10% + 3ml dung dịch CuSO4 2%).
2. Học sinh:
- SGK.
- Như dặn dò bài trước.