♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Về kĩ năng:
- Thu thập thông tin, quan sát tranh phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
3. Về thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo tế bào máu và tranh hình 13.2 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: thu bài thu hoạch của học sinh.
3. Bài mới:
Vào bài: Máu là môi trường quan trọng nhất của môi trường bên trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Vậy máu chảy ra từ đâu? Thành phần của máu như thế nào để thực hiện chức năng quan trọng đối với cơ thể sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
MÁU
Mục tiêu: - Học sinh nêu được các thành phần của máu gồm: tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.
- Biết được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu:
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh độc lập suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Máu là gì?
+ Máu có ở đâu trong cơ thể?
+ Máu gồm những thành phần nào?
+ Cho biết cấu tạo của các tế bào máu?
- Học sinh tự quan sát hình SGK và lắng nghe giáo viên giải thích thí nghiệm.
- Học sinh suy nghĩ độc lập trả lời:
+ Một dịch lỏng màu đỏ được lưu thông lien tục trong hệ tuần hoàn.
+ Máu có ở các mao mạch
+ 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu. Trong đó các tế bào máu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Hồng cầu: tế bào khụng nhõn, hỡnh dĩa lừm 2 mặt, màu hồng.
Bạch cầu: không màu, có nhân có kích thước lớn, gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limphô và bạch cầu mono.
Tiểu cầu: tế bào không nhân, hình dạng không ổn định.
- Giáo viên nhận xét
- Cho học sinh tự hoàn thành bài tập mục tam giác SGK.
- Giáo viên tổng kết
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:
- Giáo viên thông báo sơ lược cho học sinh biết thành phần cấu tạo chủ yếu của huyết tương và hồng cầu:
+ Huyết tương:nước (90%), prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng, hoocmôn, kháng thể, urê, axit uric.
+ Hồng cầu: Hb (35% khối lượng hồng cầu) máu đỏ tươi, nước (60%) và các chất khác (5%).
- Cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Hồng cầu có chức năng gì?
+ Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều) máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
+ Dựa vào các thành phần của huyết tương hãy cho biết chức năng của huyết tương là gì?
+ Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới cơ quan có màu đỏ tươi, còn máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẩm?
- Giáo viên tổng kết - Giáo viên giải thích thêm:
Hb + CO: CO có nhiều ở các nhà máy công nghiệp, nơi có nhiều bụi, trong máu CO kế hợp với Hb tạo ra HbCO gây khó thở làm việc ở nơi nhiều bụi hoặc đi đường nên đeo khẩu trang.
Hồng cầu không có khả năng phân chia.
Hồng cầu được sinh ra thai 3 tuần và sản xuất trong tủy đỏ xương, sau khi sinh không còn khả năng sản xuất.
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Học sinh tự hoàn thành bài tập - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung
- Học sinh lắng nghe để nhận biết kiến thức.
- Các nhóm thảo luận:
+ Vận chuyển O2 và CO2
+ Mất nhiều nước máu dặc lại sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn hơn.
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng lưu thông trong mạch.
Vận chuyển các chất dih dưỡng, hoocmôn,
…
+ Máu từ phổi tim: mang nhiều O2
Máu từ tế bào tim: mang nhiều CO2
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe để nhận biết kiến thức.
Tiểu kết:
1. Thành phần cấu tạo của máu:
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm:
- Hồng cầu: màu hồng, hỡnh dĩa lừm hai mặt, khụng nhõn.
- Bạch cầu: không màu, kích thước lớn, có nhân, gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpho và bạch cầu mono.
- Tiểu cầu: không có nhân, hình dạng không ổn định.
2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
a. Chức năng của huyết tương:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, muối khoáng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
b. Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào và vận chuyển cacbonic từ các tế bào đến phổi để thải ra ngoài.
Hoạt động 2:
MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ
Mục tiêu: Học sinh thấy được vai trò của môi trường trong cơ thể là giúp tế bào liên hệ với môi trường ngoài thông qua trao đổi chất.
Cách tiến hành:
- Hỏi:
+ Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào?
+ Môi trường trong thường liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan nào?
+ Hãy giải thích mối quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết?
- Giáo viên tổng kết
- Giáo viên dùng hình 13.2 SGK giải thích mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết:
+ Một số thành phần của máu (huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu) thẩm thấu qua thành máu
nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết đổ vào tĩnh mạch máu hòa vào máu.
- Hỏi tiếp:
+ Vai trò của môi trường trong cơ thể là gì?
+ Các tế bào ở sâu trong cơ thể (cơ, não,..) có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
+ Khi em bị ngã, xước da rớm máu có nước chảy ra, đó là chất gì?
- Giáo viên nhận xét
- Từng cá nhân học sinh dựa vào hình + thông tin SGK trả lời:
+ Máu, nước mô và bạch huyết.
+ Da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết + Máu Nước mô
Bạch huyết
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Lắng nghe để nhận biết kiến thức
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi độc lập:
+ Trao đổi chất giữa tế bào vơi môi trường ngoài.
+ Không liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài
không trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài.
+ Môi trường trong cơ thể: máu, nước mô và bạch huyết.
+ Nước mô.
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX
Tiểu kết:
- Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
4. Tổng kết, đánh giá:
Đánh dấu đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây:
1. Bạch cầu là tế bào có hình dạng không nhất định, không có nhân.
2. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, hình dạng không ổn định 3. Máu trong tâm thất trái là máu đỏ tươi
4. Hồng cầu cũng tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào 5. Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và huyết tương
5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 14 “Bạch cầu – Miễn dịch”
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 47
Tuần 7 Ngày soạn : Ngày dạy
Tiết 14
Bài 14. BẠCH CẦU – MIẾN DỊCH
♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
2. Về kĩ năng:
- Quan sát tranh hình, nghiên cứu thông tin.
- Khái quát hóa kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể tăng khả năng miễn dịch.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh hình 14.1 14.4 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu các thành phần của máu? Cho biết chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Câu 2: Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho thích hợp trong những câu sau đây:
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2. 3. Bài mới:
Vào bài: Bạch cầu có chức năng là bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Vậy, bạch cầu đã thực hiện chức năng đó như thế nào? Miễn dịc là gì? Có mấy loại miễn dịch? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU
Mục tiêu: Chỉ ra được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đó là đại thực bào, limphô B, limphô T.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho HS tự đọc thông tin SGK và đặt câu hỏi:
+ Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
+ Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
+ Vi khuẩn, virut khi xâm nhập vào cơ thể sẽ găp những hoạt động nào của bạch cầu?
- Giáo viên tổng kết
- Yêu cầu học sinh thảo luận 3 câu hỏi SGK:
- Từng cá nhân tự đọc thông tin SGK và trả lời:
+ Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.
+ Cơ chế chìa khóa và ổ khóa: kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.
+ Sự thực bào
Hoạt động bảo vệ của limphô bào T và limphô bào B.
- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung
- Các nhóm tự đọc thông tin kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3 và 14.4 SGK thảo luận:
+ Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
+ Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
- Giáo viên tổng kết
- Cho học sinh vận dụng giải thích: Tại sao mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi?
- Giáo viên giảng giải thêm căn bệnh thế kỉ AIDS: Nguyên nhân do virut HIV gây nhiễm làm rối loạn chức năng của limphô bào T (mất khả năng chống vi khuẩn, virut,…)
+ Hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn.
Do bạch cầu trung tính và bạch cầu mono thức hiện.
+ Tiết ra kháng thể kết dính kháng nguyên.
+ Nhận diện và tiếp xúc (theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa) tiết ra prôtêin đặc hiệu phá tan màng tế bào nhiễm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh vận dụng lý thuyết trả lời: Do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn mụn.
- Lắng nghe để nhận biết kiến thức.
Tiểu kết:
1. Sự thực bào: do bạch cầu trung tính và bạch cầu mono thực hiện bằng cách hình thành chân giả để bắt giữ, nuốt để tiêu hóa chúng.
2. Chống lại các kháng nguyên: tế bào limphô B tiết ra kháng thể để kết dính các kháng nguyên làm vô hiệu hóa các kháng nguyên.
3. Sự phá hủy các tế bào bị nhiễm khuẩn: tế bào limphô T nhận diện, tiếp xúc rồi tiết ra prôtêin đặc hiệu để phá tan tế bào bị nhiễm.
Hoạt động 2:
MIỄN DỊCH Mục tiêu: - Học sinh biết được khái niệm miến dịch.
- Phân biệt được miến dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu 1 ví dụ: dịch đau mắt đỏ có 1 số người bị măc. Những người đó có khả năng miễn dịch với bệnh này.
- Và hỏi:
+ Miễn dịch là gì?
+ Có những loại miễn dịch nào? Nêu sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó? Cho ví dụ?
+ Người ta đã tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- Tự đọc thông tin và dựa vào ví dụ giáo viên vừa nêu trả lời câu hỏi độc lập:
+ Khả năng không mắc một bệnh nào đó của cơ thể.
+ 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Miễn dịch tự nhiên: ngẫu nhiên, bị động, suốt đời, tất cả các bệnh (đậu mùa, sốt bại liệt, quai bi,…).
Miễn dịch nhân tạo: không ngẫu nhiên, chủ động, miễn dịch một thời gian, 1 số bệnh (lao, ho gà,…) .
+ Sởi, lao, ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm não nhật bản, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C,…
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX
Tiểu kết:
1. Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể không mắc một loại bệnh nào đó.
2. Các loại miễn dịch: 2 loại a. Miễn dịch tự nhiên:
- Có được một cách ngẫu nhiên, bị động.
- Miến dịch suốt đời.
- Đối với tất cả các bện. Ví dụ: đậu mùa, sốt bại liệt, quai bị…
b. Miễn dịch nhân tạo:
- Có được một cách không ngẫu nhiên, phải chủ động đưa vacxin vào cơ thể.
- Chỉ miễn dịch được một thời gian.
- Đối với 1 số bệnh. Ví dụ: bại liệt, lao…
4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong cơ chế bảo vệ cơ thể?
Câu 2: Miễn dịch là gì? Gồm những loại miễn dịch nào? Giải thích cơ sở khoa học về việc tiêm phòng vacxin?
( Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây một bệnh nào đó đã làm yếu đi hay đã làm chết.
Khi tiêm vacxin vào cơ thể người, kháng nguyên của vi khuẩn đó đã bị làm yếu không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể nhưng nó lại có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể, kháng thể này sẽ được tồn tại trong máu sau một thời gian tùy theo loại vacxin. Nhờ vậy mà trong thời gian này đã giúp cơ thể ta miễn dịch với loại vacxin ấy).
5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 15 “Đông máu và nguyên tắc truyền máu”
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 50
Tuần 8 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 15