III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Bài 13 MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ ♫♥♫
Tiết 13
Chương III. TUẦN HOÀN
Bài 13. MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ♫♥♫ ♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Về kĩ năng:
- Thu thập thông tin, quan sát tranh phát hiện kiến thức. - Khái quát tổng hợp kiến thức.
3. Về thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo tế bào máu và tranh hình 13.2 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: thu bài thu hoạch của học sinh.
3. Bài mới:
Vào bài: Máu là môi trường quan trọng nhất của môi trường bên trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Vậy máu chảy ra từ đâu? Thành phần của máu như thế nào để thực hiện chức năng quan trọng đối với cơ thể sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
MÁU
Mục tiêu: - Học sinh nêu được các thành phần của máu gồm: tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.
- Biết được chức năng của huyết tương và hồng cầu. Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu: - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh độc lập suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Máu là gì?
+ Máu có ở đâu trong cơ thể? + Máu gồm những thành phần nào?
+ Cho biết cấu tạo của các tế bào máu?
- Học sinh tự quan sát hình SGK và lắng nghe giáo viên giải thích thí nghiệm.
- Học sinh suy nghĩ độc lập trả lời:
+ Một dịch lỏng màu đỏ được lưu thông lien tục trong hệ tuần hoàn.
+ Máu có ở các mao mạch
+ 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu. Trong đó các tế bào máu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Hồng cầu: tế bào không nhân, hình dĩa lõm 2 mặt, màu hồng.
Bạch cầu: không màu, có nhân có kích thước lớn, gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limphô và bạch cầu mono.
Tiểu cầu: tế bào không nhân, hình dạng không ổn định.
- Giáo viên nhận xét
- Cho học sinh tự hoàn thành bài tập mục tam giác SGK.
- Giáo viên tổng kết
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:
- Giáo viên thông báo sơ lược cho học sinh biết thành phần cấu tạo chủ yếu của huyết tương và hồng cầu:
+ Huyết tương:nước (90%), prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng, hoocmôn, kháng thể, urê, axit uric.
+ Hồng cầu: Hb (35% khối lượng hồng cầu) máu đỏ tươi, nước (60%) và các chất khác (5%).
- Cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: + Hồng cầu có chức năng gì?
+ Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều) máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? + Dựa vào các thành phần của huyết tương hãy cho biết chức năng của huyết tương là gì?
+ Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới cơ quan có màu đỏ tươi, còn máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẩm?
- Giáo viên tổng kết - Giáo viên giải thích thêm:
Hb + CO: CO có nhiều ở các nhà máy công nghiệp, nơi có nhiều bụi, trong máu CO kế hợp với Hb tạo ra HbCO gây khó thở làm việc ở nơi nhiều bụi hoặc đi đường nên đeo khẩu trang.
Hồng cầu không có khả năng phân chia. Hồng cầu được sinh ra thai 3 tuần và sản xuất trong tủy đỏ xương, sau khi sinh không còn khả năng sản xuất.
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Học sinh tự hoàn thành bài tập - 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung
- Học sinh lắng nghe để nhận biết kiến thức.
- Các nhóm thảo luận: + Vận chuyển O2 và CO2
+ Mất nhiều nước máu dặc lại sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn hơn.
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng lưu thông trong mạch.
Vận chuyển các chất dih dưỡng, hoocmôn, …
+ Máu từ phổi tim: mang nhiều O2
Máu từ tế bào tim: mang nhiều CO2
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe để nhận biết kiến thức.
Tiểu kết:
1. Thành phần cấu tạo của máu:
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm: - Hồng cầu: màu hồng, hình dĩa lõm hai mặt, không nhân.
- Bạch cầu: không màu, kích thước lớn, có nhân, gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpho và bạch cầu mono.
- Tiểu cầu: không có nhân, hình dạng không ổn định. 2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
a. Chức năng của huyết tương:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, muối khoáng, các chất cần thiết khác và các chất thải. b. Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào và vận chuyển cacbonic từ các tế bào đến phổi để thải ra ngoài.
Hoạt động 2: