Bài 26. Thực hành: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới:
Vào bài: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? (Học sinh trả lời). Bài thí nghiệm hôm nay sẽ giúp chúng ta khẳng định điều đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm để buổi thực hành có kết quả.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả chuẩn bị.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của một vài nhóm.
- Tổ trưởng các tổ phân công và báo cáo.
+ 2 học sinh nhận dụng cụ và vật liệu.
+1 học sinh chuẩn bị nhãn cho các ống nghiệm.
+ 2 học sinh chuẩn bị nước bọt hòa loãng, lọc, đun sôi.
+ 2 học sinh chuẩn bị bình thủy tinh với nước nóng 370C.
Hoạt động 2:
TIẾN HÀNH BƯỚC 1 VÀ BƯỚC 2 CỦA THÍ NGHIỆM Mục tiêu: Học sinh biết tiến hành đặt thí nghiệm theo yêu cầu của bài.
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành bước 1 và bước 2 như SGK.
- Giáo viên cho học sinh trình bày kết quả thí nghiệm như bảng 26.1.
- Các tổ tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị
# Dùng ống đong rót hồ tinh bột vào các ống A, B, C, D mỗi ống 2ml, đặt các ống vào giá.
# Dùng ống đong khác Ống A: 2ml nước lã.
Ống B: 2ml nước bọt.
Ống C: 2ml nước bọt đun sôi Ống D: 2ml nước bọt + HCl + Bước 2; Tiến hành
# Đo độ pH
# Đặt thí nghiệm vào bình 370C (hình 26).
# Quan sát kết quả thí nghiệm ghi vào bảng 26.1 và trình bày.
Các ống nghiệm Hiện tượng Giải thích
Ống A Ống B
Không đổi Tăng lên
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
Nước bọt có enzim.
Ống C Ống D
Không đổi Không đổi
Nước bọt đun sôi mất hoạt tính enzim.
HCl hạ thấp pH nên enzim không hoạt động.
- Giáo viên thông báo kết quả. - Học sinh tự sửa.
Hoạt động 3:
KIỂM TRA KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ Mục tiêu: Học sinh biết so sánh thí nghiệm và đối chứng để rút ra kết luận.
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm chia dung dịch trong ống nghiệm thành 2 ống, để thành 2 lô.
- Tiến hành thí nghiệm đối với 2 lô như SGK
quan sát kết quả và ghi vào bảng 26.2.
- Giỏo viờn theo dừi sửa chữa, uốn nắn.
- Giáo viên thông báo kết quả bảng 26.1
- Các nhóm tiến hành.
- Lô 1: Thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch iot 1%.
Lô 2: Thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch Strôme.
Đun sôi
- Học sinh quan sát kết quả:
Tinh bột + iot màu xanh
Đường + thuốc thử Strôme màu đỏ nâu.
- Ghi kết quả quan sát vào bảng 26.1 và sửa chữa.
Các ống nghiệm Hiện tượng (màu) Giải thích
Ống A1
Ống A2
Ống B1
Ống B2
Ống C1
Ống C2
Ống D1
Ống D2
Màu xanh Không Không Màu đỏ nâu Màu xanh Không Màu xanh Không
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột thành đường.
Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường.
Enzim trong nước bọt không hoạt động ở pH axit, tinh bột không biến đổi thành đường.
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận:
+ Enzim trong nước bọt có tên là gì?
+ Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt dộ nào?
- Học sinh rút ra kết luận + Amilaza.
+ Biến đổi tinh bột thành đường mantozơ.
+ pH = 7,2 t0 = 370C 4. Kiểm tra, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành: khen nhóm làm tốt và điểm cộng vào bài thu hoạch, nhắc nhở động viên nhóm làm chưa tốt để lần sau làm tốt hơn.
5. Dặn dò:
- Cá nhân viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK trang 86.
- Nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp.
- Đọc bài 31 “Trao đổi chất “
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang
Tuần 14 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 27
Bài 27. TIấU HểA Ở DẠ DÀY
♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm:
+ Các hoạt động tiêu hóa.
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng của hoạt động.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy dự đoán.
3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ dạ dày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh hình 27.1 và 27.3 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thu bài thu hoạch của bài thực hành trước.
3. Bài mới:
Vào bài: Chúng ta đã biết thức ăn vào miệng chỉ được tiêu hóa một phần ở đây rồi qua thực quản đến dạ dày và tiếp tục tiêu hóa ở dạ dày. Vậy, ở dạ dày thức ăn được biến đổi như thế nào?
Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
CẤU TẠO DẠ DÀY
Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Hỏi:
+ Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày về: &. Hình dạng
&. Thành dạ dày
&. Tuyến tiêu hóa
+ Cấu tạo của dạ dày như thế này phù hợp với chức năng gì?
+ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hđ tiêu hóa nào?
- Giáo viên tổng kết.
- Giáo viên giảng thêm: Dạ dày có hai bờ cong lớn và nhỏ chia thành ba vùng khác nhau là:
thượng vị, thân vị, hạng vị (môn vị), xung quanh môn vị có lớp cơ vòng.
- HS quan sát hình và đọc SGK trả lời độc lập:
+ Các đặc điểm cấu tạo ngoài:
&. Hình túi, dung tích 3l
&. Thành 4 lớp: Màng ngoài; lớp cơ khỏe (vòng, dọc ,chéo) và dày; dưới niêm mạc; niêm mạc trong cùng
&. Tuyến vị.
+ Co bóp, nhào trộn thức ăn đẩy xuống ruột.
+ Học sinh tự dự đoán.
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Lắng nghe
Tiểu kết:
- Dạ dày hình túi, dung tích 3l.
- Thành dạ dày gồm 4 lớp: lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc trong cùng.
+ Lớp cơ dày, khỏe (gồm 3 lớp: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) + Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
Hoạt động 2:
TIấU HểA Ở DẠ DÀY
Mục tiêu: Học sinh nêu được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của các hoạt động đó đối với sự tiêu hóa thức ăn.
Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận hòan thành bảng 27 SGK.
- Giáo viên tổng kết sau khi cho các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
- Tiếp tục cho học sinh thảo luận trả lời các câu
- Học sinh thảo luận hoàn thành bảng.
- Các nhóm lên bảng hoàn thành, nhóm khác bổ sung.
- Học sinh dựa vào thông tin thảo luận theo
hỏi sau:
+ Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
+ Loại thức ăn Gluxit và Lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
+ Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
- Giáo viên tổng kết.
nhóm nhỏ:
+ Cơ dạ dày co kết hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.
+ Gluxit: Tiêu hóa ở giai đoạn đầu, enzim amilaza
Lipit: không được tiêu hóa vì trong dịch vị không có men.
+ Các chất nhày được tiết rằt các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với pépin và HCl.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết:
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày
- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày
- Hòa loãng thức ăn - Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị Biến đổi hóa học
- Hoạt động của enzim pepsin
- Enzim pepsin Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10aa.
4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
( Tiết dịch vị; biến đổi lí học của thức ăn; biến đổi hóa học của thức ăn; đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột)
Câu 2: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
( Thức ăn chạm lưỡi và dạ dày kích thích tiết dịch vị - sau 3h có 1lít dịch vị giúp hòa loãng thức ăn. Sự phối hợp co của các cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị)
Câu 3: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
( Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa trộn đều dịch vị.
Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pépin trong dịch vị phancawts thành các prôtêin chuỗi ngắn (3 – 10aa).
Câu 4: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn những chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
( Lipit, gluxit, prôtêin) 5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 28 “Tiêu hóa ở ruột non”
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 92
Tuần 14 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 28
Bài 28. TIấU HểA Ở RUỘT NON
♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non, bao gồm:
+ Các hoạt động tiêu hóa
+ Các cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động + Tác dụng và kết quả của hoạt động
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy dự đoán - Hoạt động độc lập với SGK - Hoạt động nhóm
3. Về thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh hình 28.1 và 28.3 SGK - Bảng phụ
2. Học sinh:
- SGK
- Như dặn dò bài trước III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Cấu tạo thành dạ dày gồm mấy lớp:
a. 1 lớp b. 2 lớp
c. 3 lớp d. 4 lớp
2. Lớp cơ của dạ dày được cấu tạo bởi:
a. Cơ dọc b. Cơ vòng
c. Cơ chéo d. Cả a, b, c
3. Thành phần của dịch vị gồm những gì?
a. Nước, enzim pespin, HCl, chất nhày b. HCl, chất nhày, enzim amilaza
c. Nước, HCl, chất nhày, chất kiềm d. Nước, enzim pespin, HCl, enzim amilaza 4. Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày là gì?
a. Có lớp cơ dày và khỏe b. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị c. Có 2 lớp cơ vòng và cơ dọc d. Cả a và b
Câu 2: Nêu các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của các hoạt động đó đối với sự tiêu hóa thức ăn?
Câu 3: Da dày được cấu tạo như thế nào?
3. Bài mới:
Vào bài: Với khẩu phần ăn đầy đủ chất sau tiêu hóa ở dạ dày, còn những chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? (gluxit, lipit, prôtêin). Các chất này sẽ được tiêu hóa tiếp tục ở ruột non như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
RUỘT NON Mục tiêu: - Học sinh nêu được cấu tạo của ruột non.
- Dự đoán được các hoạt động tiêu hóa ở ruột non.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Hỏi:
+ Ruột non có cấu tạo như thế nào?
+ Ruột non gồm mấy phần? Đặc điểm của mỗi phần?
- Học sinh tự đọc thông tin kết hợp hình 28.1 SGK trả lời độc lập:
+ Thành 4 lớp nhưng mỏng:
& Lớp cơ: chỉ có cơ dọc và cơ vòng
& Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột (tuyến Lieberkun) tiết dịch ruột và (Tuyến Brunner) tế bào tiết chất nhày.
+ 3 phần:
& Tá tràng: nơi nhận dịch tiêu hóa từ gan
- Giáo viên tổng kết - Giáo viên giảng thêm:
+ Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ l;oại enzim xúc tác các phản ứng cắt các loại phân tử của thức ăn.
+ Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm.
- Cho học sinh thảo luận câu hỏi:
+ Căn cứ vào các thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?
và tụy, đoạn đầu thường chịu sự tấn công của HCl từ dạ dày nên dễ bị loét.
& Hổng tràng: đoạn ruột non xếp cuộn lại.
& Hồi tràng.
- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung - Lắng nghe để nhận biết thêm kiến thức.
- Từ cấu tạo của ruột non học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ dự đoán.
Tiểu kết:
- Ruột non cũng có cấu tạo gồm 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn:
+ Lớp cơ chỉ gồm cơ dọc và cơ vòng
+ Lớp niêm mạc (sau đoạn tá tràng) có nhiều tuyến tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày.
- Ruột non gồm có 3 phần: tá tràng, hổng tràng và hồi tràng.
Hoạt động 2:
TIấU HểA Ở RUỘT NON
Mục tiêu: Học sinh nêu được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của nó trong sự tiêu hóa thức ăn.
Cách tiến hành:
- Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
+ Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ă?
Biểu hiện như thế nào?
+ Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
- Giáo viên tổng kết sau khi cho các nhóm trình bày và bổ sung.
- Giáo viên hỏi thêm:
+ Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì sao?
+ Làm thế nào để khi chúng ta ăn, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng (đường đơn, glyxerin,…) mà cơ thể hấp thụ được?
- Giáo viên tổng kết
- Học sinh đọc thông tin SGK và quan sát hình 28.3 thảo luận nhóm trả lời:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).
Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.
Tuyến gan, tụy, ruột thực hiện.
+ Tinh bột: Enzim amilaza biến đổi tin bột thành đường đơn Mantozơ.
Prôtêin: Enzim pepsin, Tripsin, Erepsin phân cát prôtêin lớn thàh nhỏ aa.
Lipit: dịch mật, Lipaza tách hạt lipit lớn thành nhỏ glyxerin và axit béo.
+ Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hóa.
Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
- Đại diện nhóm trình bày, 1 nhóm khác bổ sung.
- Học sinh trả lời độc lập:
+ Sẽ thải ra ngoài.
+ Nhai kỹ ở miệng, dạ dày đỡ co bóp nhiều.
Thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch tiêu hóa biến đổi hóa học thực hiện dễ dàng.
- 1-2 HS trả lời + 1-2 HS NX, bổ sung
Tiểu kết:
- Biến đổi lí học:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy và dịch ruột) + Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau tạo dạng nhũ tương hóa.
- Biến đổi hóa học:
+ Tinh bột và đường đôi (enzim) Đường đôi (enzim) Đường đơn + Prôtêin (enzim) Peptit (enzim) Axitamin
+ Lipit (enzim) Các giọt lipit nhỏ (enzim) Glyxerin và axit béo - Vai trò của lớp cơ trên thành ruột:
+ Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hóa
+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xưống các phần tiếp theo của ruột 4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
( Sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của các enzim trong dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột)
Câu 2: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như thế nào?
( Môn vị thiếu tín hiệu đóng thức ăn nên thức ăn qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp).
5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 29 “Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân”
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 96 + Kẻ bảng 29 vào vở
- Đọc bài 30 “Vệ sinh tiêu hóa”
+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 99 + Kẻ bảng 30.1 SGK vào vở.
Tuần 15 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 29
Bài 29-30: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN