III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được cấu tạo và vai trò của hệ bạch huyết trong việc luân chuyển môi trường trong và tham gia bảo vệ cơ thể.
Cách tiến hành: - Hỏi:
+ Hệ bạch huyết gồm những phân hệ nào? + Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ thu bạch huyết từ những vùng nào của cơ thể?
+ Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ đều gồm những thành phần cấu tạo nào?
+ Sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ đều qua những thành phần cấu tạo nào - Giáo viên nhận xét.
- Giảng: bạch huyết có thành phần cấu tạo như huyết tương, khác là không có hồng cầu, bạch cầu chủ yếu là bạch cầu limphô, tiểu cầu ít. - Cho học sinh thảo luận các câu hỏi.
+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn?
+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ?
+ Nêu vai trò của hệ bạch huyết?
- Giáo viên tổng kết.
-Học sinh quan sát hình 16.2 trả lời: + Phân hệ nhỏ.
Phân hệ lớn.
+ Phân hệ nhỏ: nửa trên bên phải cơ thể. Phân hệ lớn: phần còn lại.
+ Mao mạch bạch huyết. Hạch bạch huyết. Mạch bạch huyết. Ống bạch huyết.
+ Mao mạch bạch huyết Mạch bạch huyết Hạch bạch huyết Mạch bạch huyết Ống bạch huyết Tĩnh mạch.
- 1 vài HS trả lời + 1 vài HS NX - Lắng nghe
- Cả lớp làm việc theo nhóm nhỏ trả lời. + Học sinh dựa vào hình để mô tả.
+ Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết:
1. Cấu tạo của hệ bạch huyết:
- Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
- Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ đều gồm các thành phần: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.
2. Vai trò:
Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Treo tranh yêu cầu học sinh lên chỉ đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn?
Câu 2: Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và phân hệ nhỏ? Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Hệ tuần hoàn gồm:
a. Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. b. Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch c. Tim d. Cả a và b
2. Thành phần bạch huyêt khác thành phần máu ở chỗ nào?
a. Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu b. Nhiều hồng cầu, không có tiểu cầu c. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít d. Cả a và b
5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc bài 17 “ Tim và mạch máu” + Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 57
Tuần 9 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 17
Bài 17. TIM VÀ MẠCH MÁU ♫♥♫
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được trên tranh, hình vẽ hay mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim. - Phân biệt được các loại mạch máu.
- Trình bày được đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn của tim.
2. Về kĩ năng:
- Tư duy, suy đoán, dự đoán. - Tổng hợp kiến thức.
- Vận dụng lý thuyết để điếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động .
3. Về thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch, tránh các tác động mạnh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Mô hình tháo lắp tim
- Tranh phóng to hình 17.1 17.3 SGK
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Chức năng của tuần hoàn máu là gì?
a. Vận chuyển cất dinh dưỡng và oxi đến các tế bào. b. Vận chuyển chất thải và CO2 đến các cơ quan bài tiết. c. Vận chuyển khí oxi về phổi và khí CO2 từ phổi về tim. d. Cả a và b.
2. Hướng luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ như thế nào?
a. Tĩnh mạch mao mạch bạch huyết hạch bạch huyết ống bạch huyết.
b. Mao mạch bạch huyết mạch bạch huyết hạch bạch huyết mạch bạch huyết ống bạch huyết tĩnh mạch.
c. Mao mạch bạch huyết hạch bạch huyết ống bạch huyết mạch bạch huyết mao mạch bạch huyết tĩnh mạch.
d. Cả b và c.
Câu 2: Nêu vai trò của tim, hệ mạch, vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn?
3. Bài mới:
Vào bài: Có thể hỏi: Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu? (học sinh trả lời: co bóp đẩy máu, giúp máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể). Vậy tim có cấu tạo như thế nào để thực hiện tốt vai trò đẩy máu đó.
Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1