- Xoa bóp ngoài da.
LUYỆNTẬP ĐỂ CÓ MỘT HỆ HÔ HẤP KHỎEMẠNH
Mục tiêu: - Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách. - Nêu được các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏemạnh
Cách tiến hành:
- Cho học sinh đọc thông tin và đặt câu hỏi thảo luận:
+ Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sữ làm tăng hiệu quả hô hấp?
+ Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh?
- Giáo viên tổng kết
- Học sinh tự đọc thông tin và làm việc theo nhóm nhỏ:
+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.
Dung tích sống phụ thuộc dung tích phổi và dung tích khí cặn.
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đáp án của các cơ thở ra.
+ Tỉ lệ khí hữu ích (trao đổi khí) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.
Ví dụ:
# một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 40ml không khí.
* Khí lưu thông: 400 x 18 = 7200ml * Khí vô ích: 150 x 18 = 2700ml
* Khí hữu ích vào phế nang: 7200 – 2700 = 4500ml
# Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml
* Khí lưu thông: 600 x 12 = 7200ml * Khí vô ích: 150 x 12 = 1800ml * Khí hữu ích: 7200 – 1800 = 5400ml + Tích cực luyện tập TDTT phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung.
Tiểu kết:
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra. - Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn.
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng cách luyện tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
4. Tổng kết, đánh giá:
Câu 1: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí xung quanh ta?
( Điều hòa thành phần không khí: tỉ lệ O2 và CO2 theo hướng có lợi cho hô hấp)
Câu 2: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
( Khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp: - CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu gây ngạt thở
- NOx: gây viêm, sưng lớp niêm mạc. cản trở trao đổi khí, có thể gây chết.
- Nicotin: làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi)
Câu 3: Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống
bụi, bảo vệ phổi mà ki lao động, vệ sinh hau đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi? ( Mật độ bụi trên đường phố nhiều, quá lớn).
Câu 4: Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các
yếu tố nào?
( Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn).
5. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc bài 23: “Thực hành: Hô hấp nhân tạo”
+ Chuẩn bị: gạc hoặc mảnh vải màu 40 x 40 cm
+ Xem các bước thưc hành của 2 phương pháp hô hấp nhân tạo + Tìm hiểu các câu hỏi ở phần thu hoạch và trả lời trước
Tuần 12 Ngày soạn : Ngày dạy Tiết 24
Bài 23. Thực hành: HÔ HẤP NHÂN TẠO ♫♥♫
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
- Biết được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạc và phương pháp ấn lồng ngực.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hô hấp nhân tạo khi gặp người bị thương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Làm thử trước ở nhà
2. Học sinh: - SGK
- Như dặn dò bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:
Vào bài: Khi gặp nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột chúng ta cần tiến hành hô hấp nhân tạo kịp thời bằng những phương pháp thích hợp. Bài hôm nay chúng ta sẽ học các phương pháp đó.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: