họ nội, họ ngoại, ông bà cha mẹ và tất cả những người trong gia tộc, những người cùng làng cùng xóm, kể cả tên vị thành hoàng làng xã. Vì phải tránh nhiều như vậy, nên vợ chồng mới cưới thường có tục bế con đầu lòng đến trước mặt ông bà xin đặt tên cho con. Tục lệ này vừa để tỏ lòng tôn kính bố mẹ, vừa tránh được những tên của họ hàng mà vợ chồng trẻ mới lấy nhau chưa biết. Tuy nhiên, về địa danh, ta thấy dân gian đi ngược lại tục kỵ húy là lấy tên người đặt cho một số vị trí. Ví dụ chung quanh thành phố Sàigòn, ta thấy các địa danh: Chợ Ông Tạ, Chợ Bà Chiểu, Chợ Bà Hom, Cống Bà Xếp, Ngã Ba Chú Ía, Bà Quẹo, Bà Rịa, Lái Thiêu, Bà Om (ở Trà Vinh), Cầu Ông Thìn, Giồng Ông Tố. Qua các địa danh trên, ta thấy toàn là các nơi nhỏ hẹp, và người được lấy tên là những người cư ngụ ở đó, thuộc giai cấp thấp trong xã hội. Trái lại, do ảnh hưởng của văn hóa tây phương, ngày nay, người ta lấy tên các vị vua chúa, danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc để đặt tên cho các đường phố, coi đó không phải là điều kiêng kỵ nữa.
Ngày xưa, những nhà học thức, khi đặt tên cho con, còn tránh cả những tên trùng hợp với địa danh[4]. Các gia đình nho phong lễ giáo kiêng đặt tên con gái bằng những từ ngữ gợi lên ý nghĩa lả lơi, dâm đãng. Họ thường tránh các tiếng như Sương, Hoa, Nguyệt vì các từ này được hiểu một cách khắt khe là tà dâm. Ví dụ để chỉ một cô gái điếm, người ta dùng từ “gái ăn sương[5]". Còn từ Hoa, Nguyệt đã được ca dao giải thích ý nghĩa như sau:
Thôi thôi, tôi van cậu rằng đừng! Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa, Tôi về gọi chị tôi ra,
Chị tôi đã lớn, nguyệt hoa đã từng.
Các tên như Sen, Nhài, Nụ cũng bị các gia đình kiểu cách không dùng đến vì các tiếng đó thường là tên các cô gái đi ở đợ cho các gia đình giàu sang, phú quý.
5. Đặt Hai Tên: Ngoài việc đặt tên xấu để tránh tà ma, người Việt Nam xưa còn có tục đặt thêm tên thứhai, hoặc thứ ba. Ví dụ vua Quang Trung Nguyễn Huệ có tên là Thơm, là Bình. Vua Trần Thái Tông có tên là hai, hoặc thứ ba. Ví dụ vua Quang Trung Nguyễn Huệ có tên là Thơm, là Bình. Vua Trần Thái Tông có tên là Cảnh, là Bồ. Có hai nguyên nhân giải thích tục lệ này.
Thứ nhất để tránh tên húy. Tên thứ nhất hay tên chính được gọi là tên húy. Giới trí thức thời xưa dùng tên tự để tránh tên húy. Còn trong dân gian, vì nguyên tắc đặt tên tự phức tạp nên người ta đặt tên thứ hai để tránh tên húy. Tên thứ hai không có giá trị về mặt hành chánh vì chỉ dùng để xưng hô.
Thứ hai để tránh phiền phức pháp lý: Thời xưa, khi làng xã có người phạm pháp, nhất là tội phạm chính trị, nếu gặp giới chức chính quyền ở đó tham nhũng, thì tất cả những người cùng tên đều bị bắt để điều tra. Nhằm tránh trường hợp này hoặc tránh bị vu oan giáng họa, dân gian đặt thêm tên thứ hai để nếu bị bắt, họ sẽ chứng minh bằng giấy tờ mình không phải là cá nhân đó.
TIẾT D: CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN TÊN CHÍNH
Như đã nói, bất cứ tiếng nào trong kho tàng ngôn ngữ Việt, có nghĩa hay vô nghĩa, cũng có thể là tên người Việt Nam. Tuy nhiên, khi chọn các từ ngữ làm tên chính, người ta thường tuân theo bốn nguyên tắc chính sau đây:(1) Chọn tên có ý nghĩa tốt đẹp, (2) Chọn tên để biểu lộ cha con cùng huyết thống, (3) Chọn tên để phân biệt thế hệ, (4) Chọn tên để ghi dấu biến cố xảy ra trong gia đình.
1. Chọn Tên Có Ý Nghĩa Tốt Đẹp: Khi đặt tên cho con, trừ các gia đình thiếu học, đều cố gắng chọn chocon cái tên để khi đọc lên vừa có ý nghĩa tốt đẹp, vừa có ý nghĩa hoa mỹ. Do vậy, nhiều gia đình đã phải vò con cái tên để khi đọc lên vừa có ý nghĩa tốt đẹp, vừa có ý nghĩa hoa mỹ. Do vậy, nhiều gia đình đã phải vò đầu bứt tai cả tuần, tham khảo hết người này tới người nọ, mới chọn được cái tên vừa ý. Nhiều gia đình phải nhờ các bậc túc nho đặt tên mà họ gọi là tên chữ. Theo quan niệm thẩm mỹ, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, các tên có ý nghĩa tốt đẹp, hoa mỹ được chọn trong các nhóm từ ngữ sau đây:
a. Nhóm từ ngữ chỉ nhân sinh quan và vũ trụ quan của Khổng Giáo: - Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.
- Tam đa: Phúc, Lộc, Thọ. - Tam tòng: Phu, Phụ, Tử - Tam cương: Quân, Sư, Phụ
- Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh. - Tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông - Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng. - Tứ hữu: Mai, Lan, Cúc, Trúc v.v…
b. Nhóm từ ngữ chỉ nét đẹp thể xác: Nét đẹp khả ái: Diễm, Lệ, Phương, Dung, Hằng, Tuyết, Thụy v.v… Tên nữ giới thường tuân theo nguyên tắc này.
c. Những từ ngữ chỉ nét đẹp tinh thần: Các tên được chọn là các tiếng diễn tả được ý niệm đạo đức đông phương: Đoan, Trang, Tuyết, Trinh, Hiền, Thương, Hùng, Dũng, Bảo, Trân, Trọng, Châu.
Muốn hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của tên chính, đôi khi không chỉ căn cứ vào một yếu tố ý nghĩa của từ ngữ, mà còn phải để ý đến các yếu tố khác. Ví dụ có hai tên Phượng và Hoàng. Đọc hai tên này ta mới chỉ thấy đẹp, chưa thấy ý nghĩa thâm trầm. Nhưng nếu người ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng có tên này thì quả thực Phượng và Hoàng là hai cái tên vừa đẹp vừa thâm thúy nhất. Nhà văn Trà Lũ viết về chuyện này như sau[6]:
Ông có người cháu họ lấy vợ năm ngoái, năm nay đẻ một lúc hai đứa con gái. Anh này thỉnh ý ông ODP về việc đặt tên. Vì vợ nó người Đà Nẵng nên ông đề nghị đặt tên là Phượng và Hoàng. Ông giải thích như thế này: một thắng cảnh nổi tiếng miền Trung là Ngũ Hành Sơn. Thắng cảnh này nằm trong xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, bây giờ là một quận của ngoại ô Đà Nẵng. Chân dẫy Trường Sơn chạy qua vùng này ăn ra tận biển, là nơi hội tụ quây quần của loài chim quý phượng hoàng. Phượng hoàng ở đây có bộ lông màu rất đẹp, đầu vàng có mào tím, mỏ ngắn có màu đỏ, cổ chim có khoang xanh, lồng ngực vàng ửng, cánh chim có đốm trắng, đuôi chim rất dài và có màu ngũ sắc. Phượng hoàng thích làm tổ trong các ghềnh đá chênh vênh sườn núi. Tổ chim bao giờ cũng làm bằng các loại hoa thơm đã khô và quay về hướng nam để hưởng gió mát mùa hè và tránh gió bấc mùa đông.
Phượng hoàng líu lo với nhau nghe êm ái như một dòng suối. Tiếng chim hót buổi sớm mai, réo rắt dìu dặt như một màn hợp tấu lớn, vọng vào vách núi, khi xa khi gần. Du khách nghe tiếng chim tự nhiên thấy lòng mình thanh thản lạ lùng. Chim trống và chim mái kết bạn mùa xuân, và đẻ con mùa hạ. Sau 14
ngày chim con mới mở mắt. Đây là thời gian thử lửa. Khi chim con vừa mới mở mắt nhìn đời, thì cha mẹ chim tha hết đàn con ra một ghềnh đá, đặt chúng thành một hàng dài quay đầu về phía mặt trời đang mọc. Rồi cha mẹ chim hót lên một hồi líu lo, chừng như dậy con bài học thứ nhất. Hót xong thì cha mẹ chim quan sát từng đứa con. Đến khi mặt trời chiếu ánh rực rỡ trên biển cả, đứa con nào mở mắt nhìn mặt trời thì cha mẹ chim đặt chúng ra một chỗ riêng. Những đứa con nào sợ hãi mặt trời, mắt nhắm nghiền và cúi xuống thì cha mẹ chim liền vất ngay xuống biển vì cho rằng những đứa này hèn nhát, yếu đuối. Sau đó cha mẹ chim lại hót líu lo một hồi nữa như ca ngợi những đứa con can đảm, xứng đáng sống cuộc đời tung hoành của dòng họ Phượng. Rồi cha mẹ sung sướng tha những đứa con này về tổ để tiếp tục chăm nuôi cho đến lớn.
Bởi vậy chim phượng hoàng của Ngũ Hành Sơn là biểu tượng lòng can đảm, đẹp tốt và thông minh. Người mẹ gốc Ngũ Hành Sơn, quê hương của loài chim quý Phượng Hoàng lấy hai tiếng Phượng Hoàng đặt tên cho hai đứa con là hay quá sức và hợp lý hết sức.
Tuy nhiên, những tên đẹp đẽ trên sẽ trở thành đề tài đàm tiếu, mỉa mai nếu ý nghĩa tên trái ngược với cuộc sống thực tế. Tác giả người Pháp Mélanges, từng sống ở Việt Nam lâu năm, đã nhận xét vấn đề này:
Thiếu chi, người tên thì tốt, mà việc làm không tốt. Như có người tên là Lành, là Thiện mà không lành không thiện chút nào cả [7].
Khi xưa người ở Quảng Bình, có tục đặt tên con là Mẹt. Ngày nay, tiếng mẹt đã biến nghĩa, trở thành xấu, ám chỉ người đàn bà quê mùa, qua câu nói châm biếm “Thị Mẹt”. Theo linh mục Léopold Cadière, trong sách Croyances Et Pratiques Religieuses Des Vietnamiens, thì chữ mẹt có nguyên nghĩa là cái rổ, cái tráng, cái thúng, cái mẹt, cái nia. Nói chung là các vật dụng xay lúa giã gạo, chợ búa. Khi đặt tên con gái là Mẹt, các gia đình mong muốn cho con sau này biết tề gia nội trợ[8].
Ý muốn con hay, con tốt còn được biểu lộ trong trường hợp tên con“đè” được tên cha. Ví dụ trường hợp hai cha con ông Ngô Thời Sĩ và Ngô Thời Nhậm. Chữ Nhậm trong Hán tự viết gần giống chữ Sĩ, chỉ khác chữ Nhậm có thêm nét phẩy trên đầu chữ Sĩ. Lối đặt tên này lấy trong quan niệm: Con hơn cha là nhà có phúc[9].
Đa số tên người Việt Nam là tiếng Hán Việt nên nhiều người không hiểu rõ tên mình và tên người khác có ý nghĩa gì vì nhiều từ đồng âm, nhưng dị nghĩa. Ví dụ cùng phát âm là Du nhưng từ Du có ít nhất 20 nghĩa khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, các học giả như giáo sư Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, đã chua thêm chữ Hán vào sau tên mỗi nhân vật để ta biết tên vị ấy có ý nghĩa gì. Ví dụ chữ Du trong tên thi hào Nguyễn Du không có nghĩa là đi chơi như trong tiếng du xuân hay du hí, cũng không có nghĩa là ca hát như du ca. Tên của thi hào Nguyễn Du khi viết ra Hán tự có nghĩa là xa xôi. Tên thi sĩ Trần Tế Xương không có nghĩa là xương cốt, cũng không phải là ma cọp mà ta gọi là hùm tinh, cũng không có nghĩa là người vô định hướng. Tên Xương của cụ Tú có nghĩa là thịnh vượng, đẹp, thẳng thắn. Do vậy, cụ lấy tên tự là Tử Thịnh. Chữ Thịnh và Xương trong Hán tự đều có nghĩa là phát đạt, thịnh vượng.