tên quan chức, tên vật. Xin nêu một số thí dụ:
a. Thay đổi về tên và họ. Theo Lý Nham Linh và Cố Đạo Hinh, Văn Ngạn Bác trước đây có họ Kính. Cụ tổ bốn đời vì tránh chữ Kính trong tên Thạch Kính Đường, nên đổi họ Kính ra họ Văn. Đến đời Hán, gia tộc này lấy lại họ Kính, nhưng đến đời Tống, lại đổi thành họ Văn.
Tống Cao Tông có tên húy là Triệu Cấu nên họ Cú, một dòng họ rất lớn, phải đổi thành nhiều họ. Họ Cú phải đổi sang họ khác vì Cú và Cấu trong tiếng Hán có mặt chữ
rất giống nhau[5].
b. Thay đổi về danh xưng cơ quan công quyền: Vì tránh tên húy của Đường Cao Tông là Lý Thế Dân mà Dân Bộ phải đổi ra Hộ Bộ[6].
c. Thay đổi về địa danh: Vì tránh tên húy của Triệu Vương là Lưu Lương mà địa danh Thọ Lương đời Hán đổi thành Thọ Trương[7].
d. Thay đổi ngôn ngữ thông thường. Vì kỵ húy tên mẹ của Tư Mã Lập là Xuân mà bộ sách Xuân Thu phải đổi ra Dương Thu. Vì kỵ húy tên Trĩ của Hán Lã Hậu mà chim trĩ
phải đổi ra dã kê [8].
e. Tạo ra một thứ tên mới gọi là tên tự: Để người khác dễ dàng tránh tên húy của mình, người Trung Quốc đặt ra tên tự. Tên tự là tên dùng để gọi thay cho tên húy.Tên tự đã được chúng tôi trình bày trong chương một, mục hai.
TIẾT B. PHÉP KỴ HÚY TẠI VIỆT NAM
Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc từ đời nhà Hán đến đời nhà Đường, đồng thời bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên Việt Nam cũng áp dụng tục kỵ húy như tại Trung Quốc.