Biệt Hiệu Để Chê Bai Diễu Cợt: Nghiên cứu cách đặt biệt hiệu để chê bai diễu cợt, người ta thấy dân chúng tây phương dựa vào bốn tiêu chuẩn: (a) nét khiếm khuyết nơi cơ thể, (b) ttính tình, (c) hoạt động ngoà

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 139 - 141)

chúng tây phương dựa vào bốn tiêu chuẩn: (a) nét khiếm khuyết nơi cơ thể, (b) ttính tình, (c) hoạt động ngoài xã hội, (d) sửa đổi hình thức tên chính để có ý nghĩa châm biếm.

a. Biệt hiệu dựa trên nét khiếm khuyết cơ thể: Loại biệt hiệu này thường xuất phát từ gia đình, bạn bè, người thân và được đặt ra để chòng ghẹo. Nhà văn John Steinbeck, trong tác phẩm The Pastures of Heaven, đặt tên cho một nhân vật là Little Frog vì em có khuôn mặt gẫy, hình dạng kỳ dị. Sau đây là các ví dụ thường thấy trong các gia đình Anh, Mỹ[21].

-Béo: Anh Mỹ đặt các tên: Big Boy, Chub, Fatso, Fatty, Jumbo, Tubby. -Gầy còm: có các tên lóng: Slim, Skinny, Ribs, Scarecrow.

-Cao to: có các tên Lanky, Daddy, Longlegs (chân dài) High-Pockets. -Lùn: Half-pint, Shorty, Sawed-off (bị cưa bớt)

-Mắt: có các tên lóng Bright-eyes.

-Mũi lõ và quắm: có các tên Schnozzola, Hook- nose. -Mặt có bã chè: bị đặt tên là Freckles, Spec.

-Lưng gù: Hunchback, Humpy. -Da đen: có tên Blackie. -Da trắng hồng: Pinkie.

-Tóc đỏ có các tên: Red, Brick-top, Carrot, Rustie -Hói: Baldie.

-Tóc quăn: Curly.

-Charlie Chaplin mà người Việt gọi là “Sạc Lô” được đặt biệt hiệu The Little Tramp: Ông chập chà chập chững.

b. Biệt hiệu dựa trên tính tình: Loại biệt hiệu này thường do gia đình, bạn bè, người thân đặt để diễu cợt nên chú ý đến đức tính xấu. Các nhà văn thường chọn cho mỗi nhân vật trong truyện một biệt hiệu thích hợp với tính tính. Charles Dickens, nhà văn rất nổi tiếng của Anh trong truyện The Old Curiosity Shop, đã đặt tên cho một lão già tinh quái là The Old Foxey: Cáo Già. Tên Foxey do chữ fox là con cáo. Cáo vẫn được loài người coi là con thú tinh quái nhất. Sau đây là các ví dụ thường thấy trong gia đình:

-Người cổ lỗ bảo thủ: Old Man, Father Time. -Yểu điệu như con gái: Betty, Molly, Cream-Puff. -Hung hãn, mạnh bạo: Buck, Bull, Butch, Spike. -Ngố, ngu, đần: Boob, Dopey, Dumb.

-Lười biếng: Molasses, Sleepy, Weary-Willy. -Nhanh nhảu, hiếu động: Hot Shot, Lightning. -Vui vẻ: Hap, Sunshine.

-Ủ rũ: Old Poker Face.

-Tính chưng diện: Duke, Princess. -Đạo đức giả: Holy Joe, Isabelle. -Ăn cắp vặt: Finger.

-Tính bợ đỡ: Ở Đức người ta dùng tên Jan, Johann.

-Cầu thủ quần vợt rất nổi tiếng của Hoa Kỳ John McEnroe có tật hay gây sự, hay cãi trọng tài, bị đặt là The Brat : Người Sinh Sự.

c. Biệt hiệu châm biếm dựa trên các hoạt động ngoài xã hội: Loại tên này do báo chí hay các cơ quan truyền thông đặt. Sau đây xin trưng ra một số biệt hiệu của báo chí Hoa Kỳ đặt ra để chế diễu các chính trị gia, các nhân vật nổi tiếng trên thế giới[22].

-Tổng Thống George Bush (cha)(1924-) vì bội hứa đã tăng thuế nên bị đặt cho biệt hiệu: Mr. No New Taxes : Ông Không Tăng Thuế Mới.

-Nữ minh tinh Jane Fonda (1937- ) ủng hộ Hà Nội thời chiến tranh Việt Nam được đặt : Hànội Fonda. -Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger(1923-) có giọng nói khàn khàn bị đặt là The Drone: Ông Khàn Khàn. -Trùm băng đảng Mafia ở Mỹ là Al Capone (1899-1947) được đặt Big Al, nghĩa là Tay Tổ Al. Ngoài ra tay tổ này còn có biệt hiệu Scarface: Tên Mặt Sẹo.

-Tổng Thống Saddam Hussein (1937- ) của Iraq được đặt là Butcher of Baghdad: Tên Đồ Tể Baghdad. -Cựu Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev (1894-1971) vì đàn áp dã man phong trào nổi dậy của dân chúng Hung Gia Lợi vào thập niên 1950, được đặt là The Butcher of Budapest: Tên Đồ Tể Budapest.

-Cựu ngoại trưởng Nga Molotov Vyacheslav có biệt hiệu là The Hammer: Ông Cái Búa vì có chính sách ngoại giao cứng rắn. Ðồng thời, biệt hiệu của Cộng Sản Nga là hình búa, liềm.

-Bà Imelda Marcos (1931- ) phu nhân cựu Tổng Thống Ferdinand Marcos (1917-1989) của Phi Luật Tân, bị đặt là The Iron Butterfly: Con Bướm Sắt.

a. Đặt biệt hiệu châm biếm bằng cách sửa đổi tên: Người Hoa Kỳ có tục thích đơn giản hóa chữ nghĩa bằng cách chỉ dùng mẫu tự đầu. Đảng Cộng Hòa được viết là G.O.P do chữ Grand Old Party. Trong hệ thống tên, tên chính và tên đệm cũng hay viết tắt như các nhân vật O.J. Simpson, J.N. Hook, U.S. Grant v.v… Tên các doanh nghiệp cũng viết tắt như hãng I.B.M. (International Business Machines), B.P. (Brittish Petroleum), H.P. (Hewlett Packard), BOFA (Bank of America). Vì hay viết tắt nên sinh ra tục lệ sửa tên hay dùng các chữ viết tắt ghép thành câu văn để châm biếm. Ví dụ lý thú nhất là tên vị Tổng Thống thứ 18 của Hoa Kỳ Ulysses Simpson Grant (1822-1885). Tên này thường được viết tắt là U.S. Grant. Dân Mỹ dựa trên hai chữ viết tắt U. S. đặt ra biệt hiệu: Uncle Sam để chỉ Tổng Thống Ulysses. Ngày nay, để chỉ người Mỹ, báo chí cũng dùng biệt hiệu Uncle Sam, tức Chú Sam. Từ Uncle Sam do hai chữ viết tắt U.S. trong nhóm U.S.A. (United Sates of America).

Tại Mỹ, ai cũng biết ba chữ viết tắt F.B.I. là do chữ Federal Bureau of Investigation, tức Sở Ðiều Tra Liên Bang. Dân Mỹ ai cũng e ngại bị nhân viên sở này hỏi thăm. Tuy nhiên, tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, người ta bán cho du khách những chiếc mũ có in chữ F.B.I. với ý nghĩa hài hước: Female Body Inspector, nghĩa là Nhân Viên Khám Xét Thân Thể Phụ Nữ.

- Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (1923- ) có tật mê gái nên báo chí Anh Mỹ sửa tên ông: Henry The Kiss, tức ông Henry Hôn[23] (Kiss trong Anh ngữ có nghĩa là hôn).

- Viện dân biểu Ái Nhĩ Lan gọi là House of Orange: Viện Màu Cam. Một ông dân biểu tên Robert Peel được đặt là Orange Peel tức ông Bóc Cam vì peel trong Anh ngữ có nghĩa là bóc vỏ, gọt vỏ.

- Bác sĩ Hoa Kỳ tên là Dr. Jack Kevorkian (1928- ) chuyên giúp người mắc bệnh nan y chết theo ý nguyện nên báo chí sửa tên ông thành Dr. Death, nghĩa là “Bác Sĩ Tử Thần”.

-Nữ minh tinh Gina Lollobrigida (1927- ) đóng trong phim vua Solomon và nàng Sheiba, có tên khó đọc nên dân chúng gọi cô là La Lollo.

-Tổng Thống Franklin D. Roosevelt (1882-1945) thành F. D. R, Tổng Thống John F. Kennedy thành J. F. K. Báo chí hay rút gọn tên các nhân vật quen thuộc để tiêu đề bài báo được ngắn gọn.

MỤC IV: SO SÁNH CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM VÀ TÂY PHƯƠNG

TIẾT A: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG:

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w