Về Nguồn Gốc: Người Việt mượn tiếng Hán để đặt tên nhưng người Tàu không hề mượn tiếng Nôm nào của ta Trong khi đó, tại tây phương, các quốc gia mượn tên của nhau Ví dụ tên người Pháp mượn tên

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 113)

nào của ta. Trong khi đó, tại tây phương, các quốc gia mượn tên của nhau. Ví dụ tên người Pháp mượn tên của người Đức, Do Thái, Hy Lạp v.v… Đức mượn của Pháp, Ý, Tây Ban Nha.

Tên người Việt Nam và Trung Quốc thuộc ngôn ngữ thông thường. Trái lại, tên người tây phương xuất xứ từ các ngôn ngữ cổ của các bộ lạc xưa như Germanic, Celtic, Norman, hoặc tiếng Latin, tiếng Anh cổ v.v... Ngày nay, người tây phương đang có khuynh hướng đặt tên bằng các từ ngữ thông thường, như lấy tên các loại hoa: Lotus (sen), Rose (hồng), đá quý như: Pearl (trai), Jade (ngọc), Ruby (hồng ngọc), giống vật như: Tiger (cọp), Leo (sư tử).

2. Về Ý Nghĩa Tên: - Ý nghĩa đơn và ý nghĩa kép: Tên người Việt Nam và Trung Quốc chỉ diễn tả một ýnghĩa. Ví dụ Phúc, Đức. Muốn có hai ý hoặc muốn ý nghĩa rộng hơn, ta cần tên đệm để bổ túc như Hồng nghĩa. Ví dụ Phúc, Đức. Muốn có hai ý hoặc muốn ý nghĩa rộng hơn, ta cần tên đệm để bổ túc như Hồng Phúc, Thiên Đức. Ngược lại, nhiều tên người tây phương, với chỉ một từ đã có hai ý. Ví dụ Mackenzie (Ái Nhĩ Lan): con của nhà lãnh đạo khôn ngoan, Paxton (Latin): thành phố của bình yên.

- Về sự hiểu biết ý nghĩa tên: Người Việt và Trung Quốc có thể hiểu tên mình và tên người khác có ý nghĩa gì. mà không cần tới từ điển. Trái lại, với người tây phương, họ không biết tên người khác ý nghĩa ra sao vì tên người tây phương thuộc ngôn ngữ đặc biệt, muốn hiểu phải mở từ điển chuyên biệt về tên. Tác giả bộ từ điển A Concise Dictionary of First Names cho biết, những người nói tiếng Anh trên thế giới, khi đặt tên cho con, thường dựa vào tiêu chuẩn âm thanh hơn là ý nghĩa[34].

- Tên là tấm thẻ căn cước: Đọc tên người Việt hay người Trung Quốc, ta không phân biệt được họ là người Tàu hay người Việt, theo tôn giáo nào. Trái lại, nhiều tên người tây phương là tấm thẻ căn cước, có thể cho ta biết người đó có quốc tịch gì, theo tôn giáo nào. Thấy các tên như Aloysius, Ferdinand, Xavier, Carmel, Guadalupe, ta biết ngay họ là người Công Giáo vì đó là tên của các vị thánh của Công Giáo, hoặc như Guadalupe là địa danh nơi Đức Mẹ Maria đã hiện ra tại Mexico. Trái lại, gặp các tên như Luther, Calvin, hoặc tên các nhân vật trong Cựu Ước Kitô Giáo như Benjamin, Ruth, Adam, Eve ta biết họ là người Tin Lành vì người Công Giáo không lấy tên các nhân vật trong Cựu Ước để đặt tên. Hoặc thấy các tên có tận cùng bằng mẫu tự A, O, I , ION như Maria, Anna, Benito, Aracelli, Pavarotti, Arturo, Asuncion ta biết ngay người này hầu như chắc là người Ý hoặc người nói tiếng Tây Ban Nha. Còn các tên có tận cùng bằng các chữ: A. OV, EV, VIC, ICH là ta biết hầu như chắc họ là người đông Âu. Các tên có tận cùng bằng chữ OUS, EUS, IS. OS hầu như chắc là người Hy Lạp. Ví dụ Achelous, Acastus, Daphnis. Hypnos.

3. Về Cách Chọn Lựa Tên: - Lấy tên người thân để đặt tên: Người tây phương được phép lấy tên ôngbà, cha mẹ, cô chú, thần thánh để đặt tên, coi đó không phải là điều kiêng kỵ và người được lấy tên coi đó là bà, cha mẹ, cô chú, thần thánh để đặt tên, coi đó không phải là điều kiêng kỵ và người được lấy tên coi đó là điều vinh dự cho mình. Trái lại, với người Việt và Trung Quốc, việc lấy tên ông bà cha mẹ, thần thánh để đặt tên cho con là một lỗi lầm nghiêm trọng, có ý sỉ nhục các bậc trưởng thượng.

- Người tây phương, khi đặt tên còn để ý tên có hợp thời không. Nhiều tên chỉ thịnh hành trong thời gian nhất định, và thường bị ảnh hưởng bởi các danh nhân, nhất là tên các tài tử minh tinh màn bạc nổi danh. Trái lại, với người Việt, chỉ những tên Nôm mới bị đào thải, và tên các văn nghệ sĩ không ảnh hưởng đến tâm lý người Việt trong vấn đề chọn tên.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w