Họ Ghép Vì Được Đặt Thêm Họ Mẹ: Theo tục lệ và luật pháp của xã hội theo chế độ phụ hệ, người con phải mang dòng họ cha Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ 20, vì bị ảnh hưởng văn hóa tây phương, vì

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 56 - 57)

con phải mang dòng họ cha. Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ 20, vì bị ảnh hưởng văn hóa tây phương, vì địa vị của người phụ nữ được đề cao, nên tên họ mẹ đã thấy xuất hiện sau tên họ cha trong thành phần tên họ của con. Mục đích này nhằm nhắc nhở cho con về dòng họ mẹ, hoặc ghi dấu cuộc hôn nhân giữa hai dòng họ. Khuynh hướng tốt đẹp này ngày càng phổ biến trong xã hội. Ngày xưa, giới nho gia cũng áp dụng cách thức ghép họ mẹ sau họ cha để làm tên họ người con. Xin trích dẫn hai trường hợp tiêu biểu mà Ông Nguyễn Bạt Tụy đã nêu ra: ông Từ Cao Cam có cha là ông Từ Bộ Chỉ và người mẹ họ Cao, ông Nguyễn Từ Hiền và

ông Nguyễn Từ Ân có cha là ông Nguyễn Văn Mô và bà mẹ họ Từ[45]. Tuy nhiên, hình thức ghép họ mẹ sau họ cha không có tính truyền thừa, tên họ sẽ thay đổi từ đời con sang đời cháu. Theo tác giả Sheau Yueh J. Chao[46], tại Trung Quốc, việc lấy họ vợ ghép chung với họ chồng thành họ của con rất phổ biến. Ví dụ ông họ Trương lấy bà họ Trần, con cái ông bà này sẽ mang họ Trương Trần.

4. Tên Họ Ghép Vì Muốn Phân Biệt: Như đã nói trong phần phân bố tên họ tại Việt Nam, nhiều làng chỉcó một dòng họ, do đó, để phân biệt các chi nhánh, người ta thêm vào sau tên họ các từ có ý nghĩa thân tộc có một dòng họ, do đó, để phân biệt các chi nhánh, người ta thêm vào sau tên họ các từ có ý nghĩa thân tộc như Mạnh, Đình, Trọng, Quý, Bá, Thúc, Tôn và người ta nói ông này họ Mạnh, ông kia họ Thúc. Thực ra, họ là các ông Trần Mạnh A, Trần Thúc B. Tập tục này cũng thấy có tại Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 56 - 57)