tục lệ mang tính đạo đức. Cữ tên là giữ lễ, là khuôn phép đạo đức của nền luân lý Khổng Mạnh. Do vậy, thay vì nói tục lệ kỵ húy, người xưa nói phép kỵ húy.
2. Nguồn Gốc Phép Kỵ Húy: Theo Lý Nham Linh và Cố Đạo Hinh[1], tục lệ kỵ húy bắt đầu có tại TrungQuốc từ thời Tây Chu (1045-771 TCN) và kéo dài hết đời nhà Thanh (1644-1912). Tuy nhiên, việc áp dụng Quốc từ thời Tây Chu (1045-771 TCN) và kéo dài hết đời nhà Thanh (1644-1912). Tuy nhiên, việc áp dụng phép húy chặt chẽ hay lỏng lẻo là tùy mỗi triều đại, mỗi ông vua.
Nói chung, triều đại nào ở Trung Quốc cũng áp dụng phép húy cho vị sáng lập triều đại, vua đang trị vì, và 6 vị tiền nhiệm. Tổng cộng là 8 vị. Bảy trong 8 vị được thờ trong thái miếu nên phép kỵ húy liên hệ đến sự thờ cúng tổ tiên. Ngoài tên vua, phép kỵ húy có thể bao gồm tên hoàng khảo, hoàng hậu, tên lăng miếu.
Ngoài dân gian, phép húy được áp dụng cho những người lớn tuổi, các chức việc chánh quyền, các thần thánh. Trong gia đình, phép húy được áp dụng cho những bậc có vai vế trên mình như ông bà, cha, mẹ, bác, chú. Nói chung là các bậc trưởng thượng.
3. Phân Loại Kỵ Húy: Có ba loại kỵ húy là quốc húy, thánh húy và gia húy. Quốc húy thuộc loại trọng húylà tên các vua mà thần dân tuyệt đối phải tránh. Thánh húy là tên của các thần thánh trong đình miếu. Gia húy là tên các vua mà thần dân tuyệt đối phải tránh. Thánh húy là tên của các thần thánh trong đình miếu. Gia húy là tên mà con cháu phải tránh vì đó là tên của các bậc trưởng thượng trong gia đình.
Nếu căn cứ theo tầm mức quan trọng thì có hai loại kỵ húy. Trọng húy áp dụng cho tên vua sáng lập triều đại và vua đang trị vì. Khinh húy áp dụng cho tên các vua đã chết và tên những người thân thuộc như hoàng khảo, hoàng hậu, hoàng thái hậu, tên đệm, đôi khi cả niên hiệu của vua đang trị vì.
4. Phương Pháp Tránh Phạm Húy: Để tránh phạm húy, người Trung Quốc đã áp dụng 5 phương phápsau: sau:
a. Phương pháp dùng tên tự: Phương pháp này thường được các sử gia áp dụng. Ðể tránh tên chính, sử gia dùng tên tự của người ấy. Ví dụ khi viết về Hán Cao Tổ, thay vì phải nói tên chính là Lưu Bang thì Tư Mã Thiên đã chép: Cao Tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong, quận Bái, họ Lưu, tên tự là Quý [2].
b. Phương pháp khuyết tự: Theo phương pháp này, người ta bỏ trống chỗ đáng lẽ phải viết tên, hoặc khoanh tròn, hoặc ghi chữ Húy, hoặc viết chữ Mỗ là đại danh từ không chỉ cái gì. Phương pháp này dùng cho các trường hợp trọng húy.
c. Phương pháp cải tự: Theo phương pháp này, người ta có thể thay thế tiếng húy bằng tiếng đồng nghĩa, hay tiếng có sự liên hệ mật thiết đến tên phải kiêng cữ. Phương pháp này có từ thời nhà Tần (221-207 TCN). Tần Trang Tương Vương có tên húy là Sở nên khi Vương Tiến đánh nước Sở, sử chép là đánh nước Kinh. Như vậy Sở đổi thành Kinh. Tần Thủy Hoàng tên húy là Chính, nên tháng Giêng Âm Lịch gọi là Chính Nguyệt được đổi thành Đoan Nguyệt. Nhà Hán húy chữ Bang, trong tên của Lưu Bang, nên Bang đổi thành Quốc, và húy chữ Doanh đổi thành chữ Mãn[3]. Khi đổi thành chữ khác, nguyên tắc là phải chọn chữ đồng nghĩa: Chính và Đoan đồng nghĩa, Bang và Quốc đều có nghĩa là nước, Doanh và Mãn có nghĩa là đầy đủ. Phương pháp cải tự dành cho trường hợp trọng húy.
d. Phương pháp khuyết bút: Từ đời vua Cao Tông nhà Đường (tr.v.650-683), để tránh húy, người ta áp dụng phương pháp khuyết bút là phương pháp bỏ bớt đi một nét trong chữ phải kiêng húy. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp khinh húy.
e. Phương pháp cải âm: Phương pháp này áp dụng trong lời nói. Để tránh kỵ húy, người ta có thể nói trại, tức phát âm trệch đi một tí. Ví dụ tên húy của Tần Thủy Hoàng là Chính có thể phát âm là Chinh[4]. Chính và Chinh có ý nghĩa khác nhau.