Phương Pháp Đặt Bút Hiệu Của Các Nhà Nho: Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ hai mươi, các văn nghệ sĩ, ký giả còn là các nhà nho, vốn liếng Hán học còn nhiều, nên nguyên tắc đặt bút hiệu của các

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 28)

các văn nghệ sĩ, ký giả còn là các nhà nho, vốn liếng Hán học còn nhiều, nên nguyên tắc đặt bút hiệu của các cụ lúc này vẫn theo các nguyên tắc đặt tên hiệu. Xin nêu các ví dụ sau:

a. Bút hiệu đặt theo một câu văn Tàu: Cụ Trần Trọng Kim (1882-1953), tác giả hai bộ sách rất giá trị là Việt Nam Sử Lược và Nho Giáo, có bút hiệu là Lệ Thần. Cụ lấy tên này vì tên cụ là Kim, nghĩa là vàng. Tục ngữ Trung Quốc có câu: Ngọc ẩn Côn Sơn, kim sanh Lệ Thủy, nghĩa là ngọc ẩn ở núi Côn, vàng sinh ra ở sông Lệ. Cụ Kim chọn bút hiệu Lệ Thần vì muốn thần phục sông Lệ.

b. Bút hiệu đặt theo nguyên tắc tên tự: Theo nguyên tắc này, tên chánh và bút hiệu có ý nghĩa gần giống nhau. Ví dụ nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) tự là Quán Chi, bút hiệu là Bất Nhị. Nhất nghĩa là một, Bất Nhị nghĩa là không phải là hai. Còn tên tự Quán Chi, Quán và Nhất đều có nghĩa hạng nhất, đứng đầu (Ví dụ quán quân). Nhà văn Hồ Văn Trung (1885-1958), tác giả hàng trăm cuốn tiểu thuyết, có bút hiệu là Biểu Chánh. Chữ Trung và Chánh đều có nghĩa là ngay thẳng.

c. Bút hiệu đặt theo tên một nhân vật lịch sử: Cụ Lê Dư, một tay bút chiến cự phách của làng báo Việt Nam buổi ban đầu, lấy bút hiệu là Sở Cuồng. Cụ lấy bút hiệu này vì tên cụ giống tên nhà triết học thời Chiến Quốc là Tiệp Dư, người nước Sở, có tên hiệu là Sở Cuồng. Học giả Phạm Quỳnh đã giải thích vì sao ông chọn bút hiệu Thiếu Hoa Đường. Ông viết:

Cụ Phạm Quý Thích hiệu Lập Trai, biệt hiệu Hoa Đường. Vì chính cụ là người làng Lương Ngọc tôi, trước là làng Lương Đường, mà tên về đời Lê là Hoa Đường. Tôi mộ cái tài học danh tiết một bậc tiền bối, lại vừa là vị chân nho ôn hòa thuần túy cũng lạm lấy tên Hoa Đường làm biệt hiệu. Tên cụ là Lão Hoa Đường mà cho mình là Thiếu Hoa Đường[61].

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w