Sửa Đổi Tên Ðể Làm Biệt Hiệu Châm Biếm: Một loại biệt hiệu thường thấy trên báo chí là tên người được sửa đổi để châm biếm Với người Trung Quốc, phương pháp này rất giản dị và thích hợp vì Hán tự có

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 133)

được sửa đổi để châm biếm. Với người Trung Quốc, phương pháp này rất giản dị và thích hợp vì Hán tự có nhiều chữ đồng âm nhưng dị nghĩa. Ví dụ để châm chọc ông Minh, người ta có thể dùng chữ Minh, nghĩa là tối như chữ u minh, thay cho chữ Minh, nghĩa là sáng. Người Tàu đã dùng cách này để hạ nhục ba vị nữ anh hùng Việt Nam.

Theo giáo sư nguyễn Ngọc Huy và tác giả Lãng Nhân, hai vị nữ anh hùng họ Trưng của chúng ta không phải tên là Trắc và Nhị như sách vở thường ghi, mà là Chắc và Nhì. Hai bà sống trong vùng trồng dâu nuôi tằm nên vùng đó gọi loại kén tốt là Chắc, kén nhỏ gọi là Nhì. Quan quân Tàu ghét hai bà nên sửa tên thành Trắc và Nhị để châm biếm[20]. Trong tiếng Hán, Trắc và Nhị hàm ý xấu. Trắc là nghiêng lệch, không thẳng thắn như trắc nết, phản trắc. Còn Nhị là hai, hàm ý không trung thành, ăn ở hai lòng. Người ta cũng nói đến trường hợp bà Triệu. Tên bà không phải là Triệu Ẩu như sử sách ghi mà là Triệu Thị Trinh. Cũng giống trường hợp hai bà Trưng, quân Tàu đã đặt tên Ẩu để châm biếm vì từ Ẩu trong Hán tự có toàn nghĩa xấu như: nôn mửa, bà già goá, thượng thổ hạ tả, đánh lộn. Luận cứ này có thể đúng vì theo phong tục Trung Quốc, vua Tàu ghét ai có quyền đặt cho người đó một tên họ xấu như Mãng : con trăn, họ Phục: con rắn, họ Ác: ác độc. Vấn đề này đã được trình bày trong chương hai.

Ông Hồ Chí Minh giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước, dân chúng miền Bắc gọi là Hồ Chủ Tịch. Trái lại, người miền Nam gọi là Hồ Chủ Tịt. Ông Mao Trạch Ðông bị báo chí Việt Nam châm biếm gọi là Mao Xếng Xáng. Còn ông Nguyễn Văn Thiệu bị báo chí thời đó gọi là Tông Tông Độc Diễn, vì cuộc bầu cử chức vụ Tổng Thống, chỉ có mình ông là ứng viên. Tại San Jose, có ông Công Thiện, ông Văn, ông Cao. Giới văn nghệ sĩ ở đây thường châm chọc các ông này bằng cách gọi Cụ Văn, Cụ Cao, Cụ Công Thiện. Các tên này, nếu nói lái, thì Công Thiện thành Thiên Cộng, và Cụ Văn thành“Vặn C”, Cụ Cao thành “Cạo C”.

Tại tây phương, người ta cũng thấy có tục lệ này. Bác sĩ y khoa Robert Atkins, người Hoa Kỳ, đưa ra lý thuyết gây nhiều tranh cãi. Ông cho rằng dùng nhiều chất béo không nguy hại cho bệnh tim mạch. Ðến khi ông chết vì bệnh tim mạch, tuần báo Time số ra ngày 23 tháng 2 năm 2004 đã viết bài châm biếm với tựa đề Paging Dr. Fatkins?. Tên ông là Atkins nhưng ký giả Joel Stein sửa là Fatkins với ý nghĩa bác sĩ có da béo (Fat: béo; skin: da)

4. Biệt Hiệu Châm Biếm Dựa Trên Nghề Nghiệp: Người Việt Nam cũng dùng các từ châm biếm vềnghề nghiệp để đặt biệt hiệu. Ví dụ anh Trung và Cường là hai học sinh ở xóm tôi bị bạn bè đặt là Trung Lái

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w