Chọn Tên Để Biểu Lộ Liên Hệ Huyết Thống: Quan niệm liên hệ huyết thống rất phổ quát trên thế giới Mỗi dân tộc có một đường lối riêng trong cách đặt tên để biểu lộ quan niệm này Với người tây phương,

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 91 - 92)

giới. Mỗi dân tộc có một đường lối riêng trong cách đặt tên để biểu lộ quan niệm này. Với người tây phương, người ta dùng các biến dạng của tên họ và tên đệm mà chúng tôi đã trình bày trong Tiết B, chương một và chương hai. Riêng tại Việt Nam, người ta áp dụng hai đường lối để biểu lộ ý niệm liên hệ huyết thống: một là dùng đường lối Việt ngữ, hai là đường lối Hán tự.

a. Nếu theo đường lối Việt ngữ: Tên con cái sẽ tuân theo một trong hai nguyên tắc là phát âm hay ý nghĩa để biệu lộ ý niệm huyết thống.

Nếu theo nguyên tắc phát âm, tên các con sẽ có cùng âm khởi đầu hay âm vận cuối. Ví dụ: - Cùng âm khởi đầu: Thông, Thái, Thiên, Thụ, Thưởng

- Cùng âm vận cuối: Trung, Dũng, Hùng, Cung, Tùng.

Nếu theo nguyên tắc ý nghĩa, các tên sẽ ở trong cùng nhóm từ ngữ có ý nghĩa liên quan đến nhau. Ví dụ:

- Tam tài: Thiên, Địa, Nhân. - Tam đa: Phúc, Lộc, Thọ. - Tam tòng: Phu, Phụ, Tử. - Tam cương: Quân, Sư, Phụ. - Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh. - Tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng hay Phượng. - Tứ hữu: Mai, Lan, Cúc, Trúc.

- Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. - Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. - Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

- Ðịa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn,Tỵ, Ngọ v.v... - Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ v.v...

Tác giả Nguyễn Công Hoan đã viết lại phong tục đặt tên theo kiểu có cùng ý nghĩa: - Này bu nó ạ, tôi định đặt tên cho thằng cu là Trộn. Bu nó bảo thế nào? Chị Pha nhăn mặt lắc đầu,

-Không gọi thế được. Tên xấu lắm. Hôm nào nhờ ông lang Sáng đặt tên cho nó.

-Ồ, chả chữ nghĩa gì cả. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. Không cần. Quấy, Quậy, Hòa, Sáo, Pha thì tên thằng cu là Trộn thế phải rồi còn gì.

-Nhưng các bác có đặt tên cho lũ cháu thế đâu? -Thì con nhà bác Quậy chẳng là Sỏi, Sành là gì [10]?

Đặt tên cùng ý nghĩa có nhiều kiểu cách. Xin đan cử ba ví dụ: Quê tôi là làng Phú Vinh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, có gia đình đặt tên các con bằng các từ ngữ chỉ dụng cụ nhà nông: Mai, Quốc, Xẻng, Giành, Cào, Gióng. Ða số cư dân ở đây là người Công Giáo nên một gia đình khác lấy các từ trong kinh sách Công Giáo để đặt tên: Nhiệm, Mầu, Tin, Cậy, Kính, Mến. Một gia đình thân quen với cha mẹ chúng tôi có 7 cô con gái, mỗi cô mang tên một loại vải quý: Nhung, Là, Lụa, Lượt, Gấm, The, Vóc. Linh mục Léopold Cadière, trong bài viết về Nguồn Sơn, Quảng Trị, cho biết có gia đình đặt tên con theo thế đất ở vùng biển: Cù, Lao, Gành, Gò, Eo[11].

Nhiều gia đình cố áp dụng hai nguyên tắc trên để đặt tên cho con, nhưng đôi khi đẻ nhiều quá, đứa sau không còn từ ngữ cùng nhóm, nên đặt một tên trệch ra khỏi đường lối chung.

b. Nếu theo đường lối Hán tự: Tên các con khi viết ra chữ Hán sẽ có cùng một bộ. Lối đặt tên này đòi hỏi khả năng chữ Hán cao nên chỉ có các gia đình nho gia hay vua chúa mới áp dụng. Hãy nêu ra một số thí dụ cụ thể:

-Tên các vua nhà hậu Lê là Kỳ, Hữu, Vũ, Hội, Hợp, Đường, Phương, Tường, Thìn, Diêu đều thuộc bộ Kỳ[12].

-Tên các chúa Trịnh: Kiểm, Tùng, Tráng, Tạc, Căn, Cương, Giang, Doanh, Sâm, Cán, Khải đều thuộc bộ Mộc.

-Tên các chúa Nguyễn: Kim, Hoàng, Nguyên, Lan, Tần, Trăn, Chu, Trú đều thuộc bộ Thủy. -Tên các chúa Nguyễn từ Nguyễn Phúc Khoát tới Nguyễn Phúc Ánh dùng bộ Nhật[13].

Lối đặt tên này không phải là đặc quyền của vua chúa, nhiều gia đình nho học cũng áp dụng. Ví dụ tác giả truyện Kiều là cụ Nguyễn Du có cụ thân sinh là Nguyễn Nghiễm, có bác là quan tham tụng Nguyễn Khản. Các tên Khản, Nghiễm, Du nếu viết ra Hán tự, đều có bộ Nhân. Tên các cụ Ngô Thời Chí, Ngô Thời Sĩ, Ngô Thời Nhậm đều có bộ Sĩ. Tên học giả Phạm Quỳnh và các con là Phạm Dao, Phạm Khuê, Phạm Thị Ngoạn, đều có bộ Ngọc. Lối đặt tên trên mới chỉ chú ý đến thế hệ cha con. Các cụ còn đặt tên để phân biệt thế hệ cháu chắt.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w