Định Nghĩa Biệt Hiệu: Trong khi chờ đợi các nhà Ngữ học Việt Nam xác định từ ngữ chỉ loại tên này, chúng tôi tạm dùng danh từ biệt hiệu hay tên lóng với ý nghĩa được ngành tính danh học xác định dưới đây:

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 129)

chúng tôi tạm dùng danh từ biệt hiệu hay tên lóng với ý nghĩa được ngành tính danh học xác định dưới đây:

Biệt hiệu là tên mà người khác đặt thêm vào tên chánh hoặc thay thế cho tên chánh của một người, một vật, hay một nơi chốn để bày tỏ tình cảm yêu thương kính trọng, hoặc chế diễu đùa cợt, hay để phân biệt những cá nhân trong cộng đồng[15].

Ví dụ biệt hiệu của chó: nai đồng quê, mộc tồn, cây còn. Biệt hiệu nơi chốn: Sàigòn: Hòn Ngọc Viễn Ðông, Paris: Kinh Ðô Ánh Sáng. Biệt hiệu của ông Phùng Khắc Khoan: Trạng Bùng, Ông Hoàng Hoa Thám: Hùm Xám Yên Thế.

Khi nghiên cứu biệt hiệu của mỗi xã hội, nhiệm vụ các nhà tính danh học không nhằm trình bày việc phải đặt biệt hiệu thế nào, mà chú ý xem dân gian trong xã hội đó đã căn cứ vào tiêu chuẩn nào để đặt biệt hiệu. Còn biệt hiệu có độc đáo, dí dỏm, châm biếm hay không là tùy đầu óc sáng tạo của người đặt tên. Và việc xác định thế nào là một biệt hiệu độc đáo, là công việc của các nhà Ngữ học.

3. Phân Loại Biệt Hiệu: Nếu dựa trên tiêu chuẩn mục đích, ta có hai loại biệt hiệu: (a) biệt hiệu để tỏ lòngngưỡng mộ, (b) biệt hiệu để chế diễu đùa cợt. Phân loại trên chỉ có giá trị tương đối vì biệt hiệu loại nào cũng ngưỡng mộ, (b) biệt hiệu để chế diễu đùa cợt. Phân loại trên chỉ có giá trị tương đối vì biệt hiệu loại nào cũng tiềm ẩn ý nghĩa hài hước.

TIẾT B. CÁCH ÐẶT BIỆT HIỆU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỂ TỎ LÒNG NGƯỠNG MỘ

Theo dõi lịch sử, người Việt có bốn tiêu chuẩn để đặt biệt hiệu tỏ lòng ngưỡng mộ: (1) dùng học vị, (2) dùng địa danh, (3) dùng khả năng chuyên môn, (4) biệt hiệu do cha mẹ đặt cho con cái.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w