Đặt Tên Hiệu Để Chỉ Nơi Sinh Quán: Lấy địa danh làm tên hiệu có hai cách Cách thứ nhất là lấy tên quê quán hay tên làng Cách thứ hai lấy tên núi non, sông hồ nơi sinh quán để làm tên hiệu:

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 25 - 26)

quê quán hay tên làng. Cách thứ hai lấy tên núi non, sông hồ nơi sinh quán để làm tên hiệu:

a. Lấy tên quê quán làm tên hiệu: Người Trung Quốc cũng như Việt Nam đều có tâm tình rất gắn bó với quê cha đất tổ, được biểu lộ trong phong tục lấy tên quê quán làm tên hiệu: Xin đan cử một vài ví dụ: Tại Trung Quốc, chính trị gia Tôn Văn là người ở huyện Trung Sơn nên ông lấy tên hiệu là Trung Sơn. Nhà chủ trương dân chủ Khang Hữu Vi lấy hiệu là Nam Hải vì quê quán ông ở Nam Hải.

Tại Việt Nam, thân phụ chiến lược gia Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh (thế kỷ14) có tên hiệu là Nhị Khê vì ông cư ngụ tại làng Nhị Khê, phủ Thường Tín, Hà Đông. Tác giả bộ Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca là cụ Phạm Đình Toái có tên hiệu là Song Quỳnh vì cụ người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Học giả Phạm Quỳnh (1892-1945), ngoài tên hiệu Thượng Chi, còn có tên Hồng Nhân vì chánh quán ở làng Thượng Hồng, Hải Dương.

b. Lấy tên sông núi làm tên hiệu: Theo quan niệm triết lý Lão Trang, người xưa tin rằng: Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy, nghĩa là người có lòng nhân thích núi, người có tri thức thích nước. Do vậy, giới nho sĩ rất thích dùng tên núi non, sông nước để biểu lộ nhân cách, tư tưởng của mình. Tên hiệu loại này, nếu chỉ sông, có từ Giang hay Xuyên. Nếu chỉ núi có từ Sơn. Các cụ tin rằng chính sông núi đã hun đúc nên con người và tài năng các cụ. Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) dùng bốn câu thơ sau đây giải thích lý do tại sao ông chọn tên hiệu Tản Đà:

Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng Sông Đà núi Tản ai hun đúc Bút thánh câu thần sớm vãi vung.

Cụ Nguyễn Du lấy tên hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ vì quê ông ở Tiên Điền, Hà Tĩnh có dẫy núi Hồng Lĩnh. Xin đan cử các nho sĩ lấy tên hiệu với từ Sơn:

Tên

Tên Hiệu

Nguyễn Khuyến (1835-1909) Quế Sơn Nguyễn Thượng Hiền (1868-1926) Mai Sơn Tùng Thiện Vương (1819-1870) Thương Sơn

Đỗ Cận (thế kỷ 15) Phổ Sơn

Đặng Nguyên Cẩn (1876-1922) Thái Sơn

Các nho sĩ lấy tên hiệu với từ: Xuyên, Giang, có nghĩa là sông như nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương lấy hiệu là Vị Xuyên vì quê ông ở gần sông Vị. Còn từ Xuyên có nghĩa là sông. Thi sĩ Lâm Tấn Phác (1906- 1969) lấy hiệu là Đông Hồ vì quê ông ở Hà Tiên có hồ nước tên là Đông Hồ. Ngoài ra ta có thể kể thêm một số ví dụ:

Tên Tên Hiệu

Hoàng Cao Khải ( 1850-1933) Thái Xuyên Phan Thanh Giản ( 1796-1867) Mai Xuyên Nguyễn Thống (1827-1894) Kỳ Xuyên Nguyễn Tri Phương (? –1873) Đường Xuyên Ngô Đức Kế (1878-1929) Tập Xuyên Nguyễn Văn Lạc (1842-1915) Sầm Giang

Nguyễn Thiên Tùng (?) Ðức Giang

Trần Quý Cáp (1871-1908) Thái Xuyên

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w