xưa áp dụng nguyên tắc dùng tiếng đồng nghĩa, điển tích hay từ ngữ trong cổ thư để đặt tên tự. Trong việc đặt tên hiệu, các cụ cũng áp dụng nguyên tắc này để đặt tên hiệu. Xin liệt kê ba nguyên tắc sau:
a. Dùng tiếng đồng nghĩa với tên chánh để đặt tên hiệu: Ta có thể nêu ra các thí dụ điển hình sau đây: Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có tên hiệu là Ban Tang. Hai chữ Điểm và Ban đồng nghĩa. Điểm nghĩa là chấm nhỏ, Ban có nghĩa là lốm đốm, còn Tang là dấu vết. Cụ Trương Hán Siêu có tên tự là Thăng Phủ, tên hiệu là Thăng Am. Từ ngữ Siêu và Thăng đều có nghĩa là vượt lên trên chỗ cao hơn. Còn từ ngữ Phủ chỉ sự tôn kính, chữ Am chỉ nơi sinh hoạt trí thức của cụ.
b. Dùng câu văn trong cổ thư để đặt tên hiệu: Ta có thể nêu các thí dụ sau: Cụ Nguyễn Cư Trinh (1716- 1767), tác giả chuyện Sãi Vãi, lấy tên hiệu là Đạm Am. Chữ Đạm có trong câu của Khổng Minh dậy con: Đạm Bạc Dĩ Minh Chí, nghĩa là dùng cách sống đạm bạc để tỏ chí khí mình. Học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) lấy tên hiệu là Thượng Chi. Cụ lấy tên này từ một câu trong Kinh Thi có tên chính của cụ: Thượng Chi Dĩ Quỳnh Hoa Hồ Nhi, nghĩa là để thêm vào đồ trang sức thì lấy hoa quỳnh mà thêm vào[59]. Giáo sư Nghiêm Toản, trưởng ban Hán Văn của Đại Học Văn Khoa Sàigòn, có tên hiệu là Hạo Nhiên. Hai từ này được trích trong câu của Mạnh Tử: Ngã Thiện Dưỡng Ngô Hạo Nhiên Chi Khí, nghĩa là ta phải nuôi cái chí khí chính đại[60].
c. Dùng điển tích để đặt tên hiệu: Ta có thể nêu các thí dụ sau: nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867- 1940) lấy tên hiệu là Sào Nam. Hai từ này rút ra trong điển tích Việt Điểu Sào Nam Chi, nghĩa là con chim Việt làm tổ ở cành phía nam. Cụ lấy tên này để biểu lộ lý tưởng lúc nào cũng hoài niệm tới tổ quốc. Học giả Nguyễn Văn Toán, tác giả nhiều bộ sách về phong tục, có tên hiệu là Toan Ánh. Toan là nghèo khổ, Ánh là ánh sáng. Tên Toan Ánh lấy từ điển tích Ánh Tuyết Độc Thư. Theo tích này, Tôn Khang, đời Tấn, nhà nghèo, không có đèn, phải nhờ ánh sáng phản chiếu của tuyết mà đọc sách. Chuyện trên ngụ ý nói có khắc khổ chăm học mới thành tài. Học giả Nguyễn Văn Toán đã ký thác hoàn cảnh mình qua tên hiệu Toan Ánh.
Khi nho học tàn lụi dần, nhường chỗ cho nền văn hóa tây phương thì tên hiệu của tầng lớp sĩ phu cũng biến mất. Thay vào đó, xuất hiện một loại tên mới trong giới trí thức Việt Nam, đó là bút hiệu.
TIẾT E: BÚT HIỆU
1. Định Nghĩa Bút Hiệu: Bút hiệu hay còn gọi là bút danh là tên của các văn nghệ sĩ, ký giả chọn để thaycho tên chánh, hoặc cho đi kèm với tên chánh để xác nhận tác quyền trên những tác phẩm văn chương, nghệ cho tên chánh, hoặc cho đi kèm với tên chánh để xác nhận tác quyền trên những tác phẩm văn chương, nghệ thuật, đồng thời để biểu lộ một mục đích hay lý tưởng nào đó.