Số Tên Họ Tại Nhật Bản: Theo nhà tính danh học Elsdon C Smith [11], Nhật Bản xưa kia chỉ có hai họ là Kabane và Uji Vua dùng hai họ này để ban cho một số ít công thần Đến thời Minh Trị Thiên Hoàng (1867-

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 44 - 48)

là Kabane và Uji. Vua dùng hai họ này để ban cho một số ít công thần. Đến thời Minh Trị Thiên Hoàng (1867- 1912), nhà vua ra lệnh mọi người phải lấy tên họ. Dân chúng Nhật thường lấy tên làng làm tên họ nên có khi cả làng chỉ có một họ. Ngày nay, Nhật Bản có khoảng 10,000 tên họ.

3. Số Tên Họ Tại Việt Nam: Việt Nam là nước đa sắc tộc. Vào năm 2000, dân số hơn 80 triệu, trong đó 88% là người Kinh, tức Việt., còn lại là các sắc dân thiểu số. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, kể cả chính 88% là người Kinh, tức Việt., còn lại là các sắc dân thiểu số. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, kể cả chính quyền, chưa có con số thống kê chính thức về tên họ, chỉ có những con số của một vài tác giả. Dĩ nhiên, những con số này không phản ảnh đúng tình hình tên họ. Muốn có danh sách đầy đủ, ta phải cậy nhờ vào chính quyền qua các cuộc kiểm kê dân số.

Vào năm 1949, ông Nguyễn Bạt Tụy, trong bài Tên Người Việt Nam, cho biết có 308 tên họ[12]. Ông Bình Nguyên Lộc liệt kê 147 tên họ[13]. Ông Dã Lan viết có chừng 300 họ. Ông Vũ Hiệp viết: Khối người kinh có khoảng 150 tên họ, không kể các dân tộc thiểu số thì chưa có thống kê rõ về con số dòng họ, có lẽ độ 109 dòng họ của dân tộc thiểu số mà thôi[14]. Giáo sư Nguyễn Đình Hòa, trong bài Vietnamese Names and Titles, cho biết Việt Nam có khoảng 300 họ. Giáo sư dựa vào tài liệu của nhà địa lý học Pierre Gourou cho rằng đồng bằng Bắc Việt có 202 dòng họ[15]. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cho là Việt Nam có khoảng 300 tên họ, nhưng thông dụng chỉ khoảng vài mươi[16]. Giáo sư Hà Mai Phương và Bảng Phong, trong bài Lược Khảo Về Tên, Họ Người Việt Nam đưa ra danh sách 351 tên họ[17]. Năm 1992 , Tiến sĩ Lê Trung Hoa, trong sách Họ Và Tên Người Việt Nam, tạm đưa ra danh sách 931 họ[18].

Tại các nước tây phương, nhờ các cuộc kiểm kê dân số, người ta biết được có bao nhiêu tên họ, họ nào ở đâu có đông người, và mỗi họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số. Ngoài ra, các nhà tính danh học tây phương còn biết được lịch sử, ý nghĩa và xuất xứ của đa số tên họ. Đối với Việt Nam, chúng tôi thiết nghĩ, sau mỗi cuộc kiểm kê dân số, chính quyền nên để ý đến vấn đề thống kê tên họ. Với cá nhân, khi làm công tác nghiên cứu này, lẽ ra chúng tôi phải đến mọi vùng đất nước, nhất là các vùng có người thiểu số để thu thập dữ kiện. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh chưa cho phép, nên xin tạm đưa ra danh sách tên họ, dựa trên tài liệu thâu thập được trong thực tế và trong sách vở. Ước mong quý vị thức giả, nhất là các nhà dân tộc học, xin để ý đến vấn đề ý nghĩa và xuất xứ tên họ để một khi có đủ tài liệu, ta biết được lịch sử, ý nghĩa, và sự phân phối các dòng họ Việt Nam như thế nào.

Ðể độc giả biết các sắc tộc tại Việt Nam có họ như thế nào, chúng tôi liệt kê tên họ theo sắc tộc. Chọn lựa này giúp độc giả biết mỗi sắc tộc có họ gì, nhưng cũng dễ làm ta lẫn lộn người sắc tộc này với sắc tộc khác, vì nhiều sắc tộc khác nhau có cùng họ.

Ví dụ: sắc tộc Bố Y, Thổ, Trung Hoa, Kinh (Việt) đều có họ Phan. Sắc tộc Bố Y, Cao Lan, Chàm, Trung Hoa, Kinh đều có họ Dương, rất nhiều sắc tộc có họ Hoàng v.v…

TÊN HỌ VIỆT NAM XẾP THEO SẮC TỘC[19].

Sắc tộc Bố Y: Dương (Zàng), Lỗ (Lồ), Lục (Lù), Ngũ (Ngủ, U), Phan (Phán), Vi (Vầy),Vủ (Vù).

Sắc tộc Brâu : Kía.

Sắc tộc Cao Lan – Sán Chỉ : Chu, Dương, Ðàm, Hà, Hoàng, La, Lý, Liêu, Lương, Ninh, Nông, Tiêu, Trần, Trưởng, Vi.

Sắc tộc Co : Ðinh, Hồ, Lê, Trương.

Sắc tộc Côống: Chang, Chảo, Hù, Ly, Lò, Lùng.

Sắc tộc Cơ Ho (Chil): Adat, Buôr, Bondưng, Bontô (buolto), Brôl, Bullya, Chifichoreo, Chil, Chilyú, Chil Mup, Ðayout, Ðayk, Ðazur, Ðakriêng, Ðé, Ðoắt, Ðưngur, Kơ, Kdun, Klong, Kon Sar, Kơpa, Kơsă, Kơsar,Kơsor,Kơsơ,Krazanh, K’tol, Lâm Biêng, Lémou, Liêng Hót, Liêng Zarang, Lơmu, Mơ Bon (Mbon), Păng Tin, Próc, Rglê, Rờ Ô (Rơ Ô, Rờ Ôn), Sarem, Sơ Ao, Sơ Kết, Srê.

Sắc tộc Cơ Tu : A Chuếch (nước), A Dốt (vượn), A Mu (chó), A Rắt (con cuốc), Drâm (cái đầu), Nđnok (con bò), Prông (con sóc), Vọt (con khỉ).

Sắc tộc Cờ Lao : Cáo, Chảo, Chéng, Hồ Lý, Min, Sáng, Sềnh, Sú, Vần.

Sắc tộc Chàm (Chăm): Bá, Bạch, Báo, Bố, Châu, Chế, Chiêm, Cửu, Dụng, Dương, Ðàng, Ðạo, Ðạt, Ðổng, Fatimah, Hàm, Hán, Hứa, Kiều, Kim La, Lâm, Lộ, Lưu, Ma, Mahomach, Mang, Mân, Miêu, Nại, Não, Nguyễn, Ông (Ôn), Phú, Qua, Quảng Ðại, Sa Mách, Tài, Từ, Thành, Thập, Thị, Thiên Sanh, Thiết, Thổ, Thuận, Trà, Trương, Trượng, Văn.

Sắc tộc Chu Ru : B’nahria, Crugiang, Dnơng Sang, Ðơ Lơng, Ya, K’bao, B’nuh, Ma, M’hỏi.

Sắc tộc Dao : Bạch, Bàn, Bao, Ðối, Ðường, Lan, Lý, Mãn, Mùng, Phùng, Phương, Trần, Triệu.

Sắc tộc Ðan Lai : Da, La, Lê, Vi.

Sắc tộc Ê Ðê : Adrâng (adrơng), Ayun, Ayun Cư, Ayun Tul H’wing, Arul, Atul, Buôn Yah (Yă), Buôn Krông, Duốt, Eban, Eban Rah Lan, Emô, Enuol, (Ênuôn), Êman, Êmê, H’dơk, H’druê, Hmok, Hwing, Jdrơng, Kbul, Kêbour, Knul, Kpă, Kpơr, Ksor, Ktla, Ktub, Ktul, Mjâo, Mlô Ðuôn Ðu, Mlô Hut, Mlô Ksêi, Niê Blô, Niê

Buôn Ðáp, Niê Buôn Rip, Niê Căm, Niê Gok, Niê Kđăm, Niê Hrak, Niê Mhiêng, Niê Mkriêk, Niê Mla, Niê Mlô, Niê Siêng, Niê Sơr, Niê Suk, Niê Tô, Niê Tray.

Sắc tộc Gia Rai : Hieu, Kpa, Ksor, Nây, Pui, Rahlan, Ramah, Rchom, Rơô, Siu.

Sắc tộc Giáy : Vùi.

Sắc tộc Giê – Triêng : Bluông, Bruôt, Căp Năng, Ê Duốt (tên loài chim) Khoông, Kriêng, Na Xó (vùng đất đỏ).

Sắc tộc Hà Nhì : Bờ, Có (cáo), Chu, Lò, Ly, Lỳ, Phà, Phu, Sần, Sờ, Toán, Vù.

Sắc tộc Hàng Tổng : Cảnh, Cầm, La, Lang, Lê, Lô, Lộc, Lự, Lưu, Mạc, Nà, Núi, Nguyễn, Phùng, Trần, Trịnh, Vi, Vũ.

Sắc tộc Hmông : Giàng, Ly, Thào, Và, Vàng.

Sắc tộc Trung Hoa (ở Việt Nam): An, Âu, Âu Dương, Bá, Bạch, Bàng, Bành, Bao, Bì, Bồ, Bùi, Cái, Cam, Can, Cao, Cáp, Cát, Cổ, Công, Cung, Chân, Chu, Chúc, Chử, Dao, Diệc, Diệp, Doãn, Dư, Dương, Ðái, Ðàm, Ðan (Ðơn) Ðào, Ðặng, Ðậu, Ðịch, Ðiền, Ðiêu, Ðinh, Ðoàn, Ðỗ, Ðông, Ðồng, Ðường, Giản, Giang, Giáp, Hà, Hạ, Hàn, Hán, Hạng, Hầu, Hinh, Hình, Hoa, Hoàng, Hoắc, Hồ, Hồng, Hùng, Hứa, Hướng, Kỉ, Kiều, Kim, Kha, Khoan, Khổng, Khu, Khuất, Khúc, Khứa, Khưu, Khương, La, Lã (Lữ), Lạc, Lai, Lao, Lăng, Lâm, Lê, Lệ, Lý, Liên, Lô, Lộ, Lôi, Lu, Lục, Lư, Lương, Ma, Mã, Mạc, Mạch, Mai, Mạnh, Mao, Mẫn, Mộc, Mục, Ninh, Ngạc, Ngô, Ngũ, Ngụy, Ngươn, Nguyễn, Nghê, Nghị, Nghiêm, Nhan, Nhâm, Nhữ, Ô, Ông, Phạm, Phan, Phàn, Phó, Phù, Phú, Phùng, Phương, Quách, Quan, Quản, Quang, Sầm, Si, Sĩ, Sở, Sử, Tạ, Tả, Tào, Tăng, Tân, Tần, Tất, Tiêu, Tô, Tôn, Tống, Từ, Tưởng, Thái, Thang, Thành, Thẩm, Thân, Thiệu, Thời, Thường, Toàn, Trác, Trang, Trần, Triệu, Trình, Trịnh, Trương, Ung, Uông, Văn, Vân, Vu, Vũ, Vương, Vưu, Xa.

Sắc tộc Kinh (Việt) : A,Ai, An, Áo, Ân, Âu, Bá, Bà, Bạc, Bạch, Bàn, Bàng, Bành, Bảo (Bửu), Bạt, Bằng, Bê, Bế, Bi, Bì, Bia, Biên, Biện, Bình, Bố, Bồ, Bổ, Bôi, Bông, Bu, Bùi, Ca, Cả, Cai, Cái, Cam, Cảm, Can, Càng, Cánh, Cảnh, Cao, Cáo, Cáp, Cát, Căn,Cắt, Cầm, Cần, Cấn, Chan Chàng, Châm, Chân, Châu, Chế, Chi, Chim, Chiêm, Chiều, Chu (Châu), Chúc, Chung, Chuyên, Chử, Chức, Chương, Cô, Cố, Cổ, Cốc, Công, Công Huyền, Công Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Công Tôn, Cống, Cù, Cung, Cự, Cửu, Dã, Danh, Dân, Dì, Dị, Diệc, Diệp, Diêu, Diệu, Doãn, Dụ, Dung, Duy, Dư, Dương, Ða, Ðác, Ðái, Ðàm, Ðan (Ðơn), Ðào, Ðạo, Ðắc, Ðằng, Ðặng, Ðấu, Ðẩu, Ðậu, Ðèo, Ðiêm, Ðiền, Ðiệp, Ðiêu, Ðiều, Ðiểu, Ðiệu, Ðịch, Ðinh, Ðình, Ðịnh, Ðoái, Ðoàn, Ðồ, Ðỗ, Ðối, Ðôn, Ðông, Ðồng, Ðống, Ðổng, Ðức, Ðường, Gan, Giao, Giản, Giang, Giáng, Giao, Giáp, Giệp, Gioãn, Giốc, Gương, Hà, Há, Hạ, Hai, Hàm, Hàn, Hán, Hang, Hàng, Hạnh, Hào, Hảo, Hạp, Hâm, Hầu, Hê, Hi, Hinh, Hình, Hò, Hoa, Hoài, Hoan, Hoàng (Huỳnh), Hoắc, Hồ, Hội, Hồng, Hung, Hùng, Hui, Huy, Hứa, Hương, Hướng, Kan, Kem, Kha, Khả, Khâm, Khâu, Kheo, Khiên, Khiếu, Khôi, Khổng, Khu, Khuất, Khúc, Khương, Khưu, Kiên, Kiện, Kiều, Kiệu, Kim, Kỷ, La, Lã, (Lữ), Lại, Lại, Lang, Lanh, Lãnh, Lão, Lăng, Lâm, Lầu, Lê, Lều, Lịch, Liêm, Liên, Liêng, Liêu, Liễu, Linh, Lĩnh, Liu, Lò, Lô, Lỗ, Lộ, Lộc, Lôi, Lợi, Lù, Lục, Luyện, Lữ, Lương, Lưu, Lý, Ma, Mã, Mạc, Mạch, Mai, Man, Mang, Mạnh, Mao, Mẫn, Mật, Mậu, Mẫu, Mị, Miên, Minh, Mục, Mùi, Nan, Nga, Ngạc, Ngân, Nghê, Nghi, Nghĩa, Nghiêm, Nghiên, Ngọ, Ngọc, Ngô, Ngũ, Ngụy, Nguyễn, Ngư, Ngưu, Nhã (Nhữ), Nham, Nhan, Nhạn, Nhâm, Nhân, Nhất, Nhiếp, Nhung, Niên, Ninh, Nông, Nung, Nùng, On, Ong, Ô, Ôn, Ông, Phạm, Phan, Phàn, Phẩm, Phí, Phó, Phòng, Phô, Phù, Phú, Phúc, Phùng, Phương, Quách, Quan, Quản, Quang, Quảng, Quấc (Quốc), Quân, Quất, Quyên, Quyến, Quyền, Quỳnh, Roãn, Sa, Sái, Sam, Sâm, Sầm, Sẩm, Sĩ, Sở, Sơn, Sử, Sưu, Tạ, Tán, Tang, Tào, Tạo, Tảo, Tắc, Tăng, Tân, Tần, Tất, Teo, Tha, Thạc, Thạch, Thái, Thang, Thanh, Thành, Thảo, Thẩm, Thân, Thê, Thể, Thềm, Thi, Thiên, Thiện, Thiết, Thiệt, Thiều, Thiệu, Thịnh, Thông, Thôi, Thủ, Thục, Thượng, Ti, Tích, Tiên, Tiến, Tiệt, Tiêu, Toàn, Tô, Tôn, Tôn Thất (Tôn Nữ) Tống, Tuyên, Trà, Trác,Trang, Trầm, Trần, Tri, Trí, Triển, Triệu, Trình, Trịnh, Trong, Tru, Trung, Trừ, Trực, Trưng, Trương, Trượng, Tuân, Tuấn, Tùng, Tư, Từ, Tường, Tướng, Tưởng, Tượng, U, Ủ, Uất, Ung, Uông, Uyển, Ưng, Ứng, Ửng, Vạn, Văn, Vân, Vận, Vầu, Vệ, Vi, Viêm, Viên, Viết, Vinh, Vĩnh, Vịnh, Vu, Vũ (Võ), Vòng, Vỏng, Vô, Vù, Vương, Vưu, Vỹ, Xa, Xuân, Yết.

Sắc tộc Khơ Me : Bàn, Binh, Chanh, Chau (Chao, Châu), Chiêm, Danh, Dương, Ðào, Ðiều, Ðoàn, Ðỗ, Hoàng (Huỳnh), Hứa, Kỳ, Kim, Khan, Khum, Khưu, La, Lâm, Lê, Lý, Liêu, Lộc, Lục, Lưu, Mai, Néang (Neong, Nương), Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem, Phạm, Sơn, Tăng, Tô, Từ, Tưng, Thạch, Thị, Thuận, Trà, Trần, U, Uônth, Xanh, Xath, Xum.

Sắc tộc Khơ Mú : Chưndre, Di Vê, Goi, Hrlip, Ho Họa, Hual, Ir Glaa, Kưmbur, Khư Tlốc, Klảng, Lang Tu, Ma, Moong, Ôm Cô Tlê, Ôm Lít Praga, Rét, Ric, Rivi, Rvai Deer, Rvai Tlăp, Rvai Veng Ung, Rvai Xênh Khương, Tgoóc Xloóc Ôm, Tiác, Thrăng, Tmoong Hol, Tmoong Rung, Tong, Tvạ Ngăm, Tvạ Tờ Rông Blai, Tvạ Vơor, Xoong.

Sắc tộc La Chí : Ly, Lùng, Tận, Vương.

Sắc tộc La Hủ : Cha, Chang, Giàng, Hoàng, Ky, Ly, Lò, Pờ, Phản, Phù, (Lo Phù), Thàng, Vàng.

Sắc tộc Lô Lô : Bàn, Cáng, Cổ, Chi, Chông, Dào, Dìu, Doãn, Duyền, Hoàng, Hồ, Lang, Làng, Lặc, Lý, Liềng, Lò, Lồ, Lồng, Lù, Màn, Mèo, Nùng, Pâu, Phái, Sình, Thàng, Thào, Thồ, Vàng, Văn.

Sắc tộc Lữ : Lò, Tao, Vàng.

Sắc tộc Mày : Cao, Hồ.

Sắc tộc Man Thanh : Chưởng, Kha, Lang, Lò, Lô, Lộc, Lư, Ngân, Quang, Vì.

Sắc tộc Mèo : Cù, Giàng, Hản, Hầu, Lâu, Ly, Lù, Lùng, Mã, Mùa, Pa, Sùng, Tẩn, Thào, Thèn, Tráng, Vàng, Vù.

Sắc tộc Mnông : Ba Sưr, Bing, Byang, Bu Ðăm, Bu Ðớp, Bu Sor, Bu Tông, Bun Ô, Bun Tol, Buôn Krông, Chín, Ðak Cat (Ðắc Chắt), Ðinh Ðrang, Ja, Kliêng, Liêng, Liêng Hot, Long Ding, Lưk, Mbuôn, Mdrang, Mok, Nđu, Nong, N’tơr, Ong, Pang Pé, Pang Sur, Pang Ting, Pang Trong, Phi Mbre, Phok (Phôk), Rche, Rchil, Riam (Ryam), Rlăk, Sruk, Tơr, Tu Mol, Triek (Triếc) Uê Dak, Vmăk.

Sắc tộc Mường : Bạch, Bùi, Cao, Ðinh, Hà, Hoàng, Lê, Phạm, Quách, Trịnh, Xa.

Sắc tộc Nguồn : Cao, Ðinh, Hồ, Ngô, Nguyễn, Thái, Trương.

Sắc tộc Nùng: Lành, Long, Mông, Vòng.

Sắc tộc Ơ Ðu : Khăm, Lò.

Sắc tộc Pà Thẻn : Ðờ (Ca Ðo) Hưng, Làn (Ca La Me), Lìu (Dìu), Phù (Ca Bô), Sình ( Ca Sơ),Táy, Tảy, Tấn, Tẩn, Vàn.

Sắc tộc Pu Nà : Chảo (Triệu), Giàng (Dương), Phán (Phan), Trần, Vàng (Vương)

Sắc tộc Pu Péo : Củng, Chồ, Chúng, Giàng, Lèng, Lù, Lùng, Ka Bởng, Ka Bu, Ka Căm, Ka Cung, Ka Chăm, Ka Rảm, Ka Ru, Ka Rựa, Ka Sô, Pề, Phủ, Thào, Tráng, Vàng,

Sắc tộc Phù Lá: A Sí, Nhơ Hê

Sắc tộc Quỉ : Hữu Vi, Lò Khăm (Sầm), Mướn Quán (Lang).

Sắc tộc Raglai : Ba Rau, Bo Bo, Catơ (Katơr), Cà Mau, Copuró, Chamalé, Chip, Do, Hà Dài, Jarao, Lao, Man, Patau Axá, Pateh, Pinăng, Pupor.

Sắc tộc Rhadé : Ayun, Buôn Driêng, Buôn Krong, Éban, Hdok, Mlô, Niê Kdam, Niê Hrah, Niê Kriêng, Niê Siêng.

Sắc tộc Sán Dìu : Diệp, Lê, Lý, Ninh, Tạ, Từ, Trần, Trương.

Sắc tộc Si La : Hù, Pồ (Bờ).

Sắc tộc Stiêng : Ðiểu

Sắc tộc Tà Ôi : Avét, Hoa Hăr.

Sắc tộc Tày Mười : Anh, Kha, Lô, Lộc, Lương, Núi, Ngân, Vàng, Xay, Xền.

Sắc tộc Tày Pọng : La, Viềng

Sắc tộc Tu Dí : Cháng, Dì, Giàng, Hoàng, Lồ, Nùng, Phố, Phùng, Thàng, Vàng, Vùi.

Sắc tộc Thái : Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Ðèo, Ðiều, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm),Lý, Lò (Lô, La), Lộc, Lự, Lường (Lương), Mang, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Ðào), Tạo, Tòng (Toòng) Vang, Vì (Vi, Sa) Xa, Xin.

Sắc tộc Thổ : Bùi, Cao, Chu, Hoàng, Hồ, Lê, Nguyễn, Phạm, Phan, Trần, Trương.

Sắc tộc Thủy : Bàn, Lý, Mùng

Sắc tộc Xá Khmú : Co, Cút, Hùng, Lự, Moong, Xeo. Sắc tộc Xinh Mun: Cút, Hoàng, Lò, Lường, Mè.

4. Sự Phân Phối Tên Họ Tại Việt Nam: Sau khi biết số tên họ tại Việt Nam, một câu hỏi đặt ra là các dòng họ được phân phối thế nào? Một hiện tượng đúng cho mọi xã hội là quốc gia nào cũng chỉ có một số họ dòng họ được phân phối thế nào? Một hiện tượng đúng cho mọi xã hội là quốc gia nào cũng chỉ có một số họ mà tỷ lệ dân chúng mang họ này nhiều hơn họ khác. Hiện nay, Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức cho biết tên họ đượcphân phối ra sao. Do đó, chúng tôi trình bày vấn đề căn cứ trên tài liệu sách vở và nhận xét thực tế.

Người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là học giả Pháp Pierre Gourou. Trong tác phẩm Les Paysans Du Delta Tonkinois, xuất bản năm 1936, tác giả cho biết 37% dân số đồng bằng Bắc Việt mang họ Nguyễn. Nếu chỉ tính tỉnh Bắc Ninh thì có tất cả 93 tên họ, trong đó 54% dân số mang họ Nguyễn. Riêng xã Đại Liễn, 99%

dân số có họ Nguyễn, một làng họ Đinh[20]. Riêng về họ Nguyễn tác giả Vũ Hiệp viết về tỷ lệ người Việt Nam mang họ Nguyễn như sau:

Khảo sát các lớp học nhiều cấp, từ tiểu học tới đại học ở ba miền đất nước, chúng tôi thống kê và thấy số sinh viên học sinh mang họ Nguyễn chiếm tỷ lệ 30% đến 35%, thậm chí có lớp học số học sinh họ Nguyễn chiếm 40% đến 45%. Nói chung, trong toàn quốc người Việt Nam mang họ Nguyễn có thể chiếm 33%. Như thế hiện nay (2000), nước ta có 74 triệu người thì số công dân Việt Nam mang họ Nguyễn đã có hơn 24 triệu người[21].

Đọc các tác phẩm địa phương chí, người ta thường thấy các thôn làng mang tên như Nguyễn Xá, Dương Xá, Cao Xá, Ngô Xá, Đặng Xá, Lưu Trạch, Đỗ Gia, Lý Trai. Các từ Nguyễn, Dương, Đỗ, Lý là tên họ, các từ Xá, Trạch, Gia, Trai có nghĩa là nhà. Chắc hẳn, lúc ban đầu những làng đó được thành lập do một dòng họ và sau này, cư dân đều là hậu duệ của người đã lập ra làng. Làng Dương Xá thuộc huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa có đến 80% cư dân mang họ Dương. Dương Tam Kha, theo Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, là người ở làng Dương Xá. Khi xưa, theo cách tổ chức làng xã, mỗi làng có nhiều giáp. Giáp có thể là tổ chức của các người cùng họ. Giáo sư Toan Ánh cho biết, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có 10 giáp chia theo dòng họ. Giáp Ðoài to nhất gồm những người họ Ðặng Trần, thứ đến họ Khổng thuộc giáp Ðông[22].

Các dòng họ ít người coi nhau như có huyết thống nên không có các cuộc hôn nhân giữa người cùng họ. Giáo sư Nghiêm Thẩm, trong tác phẩm Esquisse D’une Étude Sur Les Interdits Chez Les Vietnamiens, cho biết không bao giờ có cuộc hôn nhân giữa những người cùng họ Nghiêm.

Tài liệu sách vở không cho biết nhiều về sự phân phối tên họ tại Việt Nam. Nhưng, nếu xem các niên giám điện thoại, hoặc quan sát thực tế, ai cũng thấy các họ Nguyễn, Trần, Lê, Vũ, Phạm, Ngô là phổ biến nhất. Sau đó, đến các họ như Bùi, Chu (Châu), Cao, Dương, Đào, Đặng, Đinh, Đỗ, Hà, Hồ, Hoàng (Huỳnh), Lưu, Lâm, Mai, Phan, Phùng, Quan, Tạ, Tăng, Tô, Tôn, Tống, Thái, Trịnh, Triệu, Trương.

Vào năm 1972, căn cứ vào danh sách 34,857 cử tri xã Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Tỉnh Gia Định, chúng tôi thống kê thấy họ Nguyễn chiếm 32%, họ Trần 11%, họ Lê 10%, họ Phạm 7%. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao bất cứ quốc gia nào cũng chỉ có một số ít tên họ chiếm tỷ lệ dân số cao? Các nhà tính danh học trên

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w