đôi khi chỉ dùng tên họ. Tập tục này thường thấy giới trí thức áp dụng. Các nhà nho xưa bắt chước giới trí thức Tàu, gọi nhau bằng tên họ để biểu lộ lòng tôn kính, qua các kiểu xưng hô như: Trần đại nhân, Lê tiên sinh, Ngô nhân huynh, Đỗ quý hữu, Vũ tôn ông, Lê quý công. Học giả Phạm Quỳnh đã dùng nhóm từ Trần đại nhân để gọi sử giả Trần Trọng Kim.
Ngoài ra, khi so sánh hai nhân vật Việt và Tầu, sử gia, thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường chỉ nhắc đến tên họ của nhân vật Tầu, buộc người đọc phải biết đó là ai. Lối so sánh này phổ thông trong giới trí thức xưa nhằm chứng tỏ khả năng uyên bác qua việc thông thuộc điển cố, kinh sử Tàu. Ta có thể trích dẫn lời của vua Lê Thánh Tông nói về công thần Nguyễn Xí để chứng minh cho nhận xét này:
Ngày xưa trẫm làm phiên vương, nhởn nhơ chốn cửa son, không có ý lên ngôi báu. Vì bọn khanh đồng lòng suy tôn, diệt bọn phản nghịch, đưa trẫm lên ngôi báu đến nay đã năm năm. Thú vui con hát, vũ nữ thì khanh không bằng họ Thạch họ Cao nhà Tống. Mà lo lắng đến héo ruột khô tim thì khanh hơn hẳn họ Phòng họ Ðỗ đời Ðường.[2]
Trong thi ca cổ điển, các thi sĩ cũng dùng tên họ để gọi nhân vật Tàu. Xin trưng ví dụ trong bài Côn Sơn Ca của chiến lược gia Nguyễn Trãi (1380-1442):
Cơm rau nước lã an thân
Muôn chung nghìn tứ có cần quyền chi Sao không xem: gian tà những kẻ xưa kia. Trước thì họ Ðổng , sau thì họ Nguyên
Ðổng thì mấy vực kim tiền
Nguyên hồ tiêu mấy chứa mấy nghìn muôn cân[3].
Ngày nay, các người Việt Nam làm truyền thông cũng bắt chước tây phương gọi các nhà lãnh đạo quốc gia bằng tên họ. Ví dụ Chủ tịch họ Giang, tức ông Giang Trạch Dân. Thủ tướng họ Chu, tức ông Chu Dung Cơ. Chủ Tịch họ Hồ tức ông Hồ Chí Minh.