Ðổi Tên Vì Lý Do Tôn Giáo: Tu sĩ của một số tôn giáo ở Việt Nam thường dùng tên có liên quan đến tôn giáo của mình thay cho tên chính Nhờ tên này, ta có thể biết tịch đạo của người ấy.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 95 - 96)

tôn giáo của mình thay cho tên chính. Nhờ tên này, ta có thể biết tịch đạo của người ấy.

- Với Phật Giáo, ta có những tên như pháp danh, pháp hiệu, pháp tự. Khi đã có những tên này, người ta dùng tên đó thay cho thế danh. Ví dụ người ta gọi Ðại Lão Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu, chứ không dùng thế danh Diệp Trương Thuần.

-Với Công Giáo, một số dòng tu như các tu sĩ dòng La San, các nữ tu dòng thánh Phaolô có tập tục dùng tên thánh do nhà dòng đặt thay cho tên chính. Thầy dậy của tôi là các dì Isabelle, Madeleine, Monica và các sư huynh Boniface, Félicien, Léopold.

-Với những giới chức đạo Cao Ðài, ta có những tên đặc biệt đặt theo công thức Tên Phái + Thế Danh + Tịch Ðạo. Ví dụ Giáo Sư Thượng Hậu Thanh của hội Truyền Giáo Cao Ðài, Giáo Sư Ngọc Luyện Thanh ngụ tại Thánh Thất Từ Vân tại thành phố Sàigòn. Các tên này chúng tôi đã trình bày ở chương một, tiết C: Các Tên Tôn Giáo.

-Với những người Việt theo Hồi Giáo, họ cũng đặt tên theo tôn giáo của họ. Ví dụ Dịch giả kinh Qur’an (Coran) ra tiếng Việt là ông Từ Công Thu, vì theo đạo Hồi nên ông có tên chính thức là Hassan Abdul Karim

6. Đổi Tên Vì Lý Do Chính Trị: Dưới thời quân chủ, một triều đại dù đã sụp đổ, nhưng vẫn có người nuôihoài bão khôi phục. Để chính danh, người ấy phải đổi tên để chứng minh với nhân dân họ là thế gia triều đại hoài bão khôi phục. Để chính danh, người ấy phải đổi tên để chứng minh với nhân dân họ là thế gia triều đại trước. Ví dụ Trần Thiêm Bình tự xưng là con vua Trần Nghệ Tông, sang Yên Kinh kể rõ sự tình với Thánh Tổ nhà Minh về việc Hồ Quý Ly tiếm nghịch[19].Tạ Sương Phụng chống lại nhà Nguyễn, muốn chiếm tỉnh Quảng Nam đã mạo danh dòng dõ nhà Lê đổi tên là Lê Duy Minh[20].

Trong lịch sử cận đại, những người hoạt động chính trị đảng phái thường đổi tên, để dễ bề hoạt động. Việt Nam Quốc Dân Đảng có các ông Nguyễn Ngọc Nhân đổi thành Vũ Tam Anh. Nguyễn Văn Giảng thành Vũ Hồng Khanh. Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội có ông Nguyễn Hải Thần đổi thành Vũ Hải Thu, Nguyễn Cẩm Giang.

Về phía Đảng Cộng Sản rất nhiều đảng viên đổi tên, nhưng có lẽ người đổi tên nhiều nhất thế giới là ông Hồ Chí Minh. Ở đây, chỉ xin trích một số tên được nhiều người biết. Tên chính thức khi còn bé là Nguyễn Sinh Cung, đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong khi hoạt động chính trị, để tránh con mắt mật thám Pháp, ông lấy các tên như Lý Thụy, Victor, Song Man Tcho, Vương Sơn Nhi, Trần Lực, Nguyễn Ái Quốc và sau cùng là Hồ Chí Minh.

Một điều mỉa mai cho lịch sử Việt Nam là sơ ước ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, giữa đại diện Pháp là Sainteny và 2 đại diện Việt Nam là các ông Vũ Hồng Khanh và Hồ Chí Minh, cả ba đều không dùng tên thật, mà dùng tên giả[21].

Vào năm 1954, khi đất nước Việt Nam bị chia đôi, một số người miền Nam tập kết ra Bắc, gia đình ở lại miền Nam thường đổi tên để tránh phiền lụy về an ninh chính trị đối với chính phủ miền Nam. Đến năm 1975, khi đảng Cộng Sản chiếm miền Nam, các gia đình này lại điều chỉnh giấy tờ hộ tịch cho hợp với tên họ của người thân đã tập kết ra Bắc, để chứng minh với chính quyền Cộng Sản rằng đây là gia đình cách mạng, có quyền được hưởng quyền lợi vật chất mà nhà nước dành cho các gia đình cách mạng.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w