Tục Lệ Đặt Thêm Từ Ngữ Vào Tên: Nghiên cứu cách xưng hô của người Việt, ta thấy dân gian có tục thêm một hay hai từ ngữ vào sau tên để dễ nhận diện hay để mô tả hoàn cảnh một người:

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 127)

tục thêm một hay hai từ ngữ vào sau tên để dễ nhận diện hay để mô tả hoàn cảnh một người:

a. Đặt thêm từ ngữ để dễ nhận diện: Trong một cộng đồng, khi nhiều cá nhân có tên giống nhau, người ta áp dụng nguyên tắc thêm từ ngữ để phân biệt. Tại tây phương, khi hệ thống tên họ chưa xuất hiện, người ta thường phân biệt nhau bằng cách thêm từ ngữ vào sau tên chính. Ví dụ Jones Smith tức ông Jones thợ rèn. Về sau, từ Smith trở thành tên họ. Tại miền Nam Việt Nam, dân gian có thói quen dùng con số thứ tự Hai, Ba, Tư để gọi nhau. Tập tục này dễ đưa tới sự lẫn lộn nên người ta thêm từ ngữ để nhận diện. Lối thêm từ ngữ có thể xếp thành các nhóm sau đây:-

-Thêm địa danh: Bà Năm Sa Đéc, Thầy Ba Cầu Bông, Dzũng Đakao, Quyên Tân Định. -Thêm tên nghề nghiệp: Tư thợ điện, Năm thầy thuốc, Sáu xích lô v.v…

-Thêm nét đặc biệt: Ba Cụt, Năm Lửa, Sáu răng vàng, Tư sún, Năm lùn. -Thêm tài năng: Bảy đờn cò.

-Thêm tên chính: Bảy Viễn, Sáu Đảm, Tư Chơi, Bảy Trọng, Năm Châu.

b. Thêm từ ngữ để mô tả hoàn cảnh: Linh Mục Léopold Cadière nghiên cứu về cách xưng hô của người ở vùng Nguồn Sơn, Quảng Trị cho biết, người ta thêm các từ ngữ Mới, Đỏ, Mẹt, Xấu, Đôi vào tên một người để mô tả hoàn cảnh gia đình[9]. Anh Khuyến vừa lập gia đình, dân làng Nguồn Sơn sẽ gọi là anh Mới Khuyến, chị Mới Khuyến. Đến khi anh chị Khuyến có con đầu lòng, dân làng lại gọi là anh Đỏ Khuyến, chị Đỏ Khuyến. Nếu anh chị Khuyến đẻ con gái đầu lòng, dân làng sẽ gọi là anh Mẹt Khuyến, chị Mẹt Khuyến. Theo linh mục Cadière, từ Mẹt nguyên nghĩa chỉ cái mẹt, cái nia, cái giần, nói chung là dụng cụ xay lúa giã gạo. Công việc này thường do đàn bà làm do đó từ ngữ Mẹt được dân chúng hiểu là đàn bà. Ngày nay, dân gian vẫn còn dùng từ ngữ Mẹt để chỉ đàn bà. Trường hợp sau một thời gian đôi ba năm mà anh chị Mới Khuyến không có con, dân làng sẽ gọi là anh Đôi Khuyến, chị Đôi Khuyến. Nhưng nếu anh chị Mẹt Khuyến hay Đỏ Khuyến chẳng may có con bị chết, hoặc vợ chồng có người chết trước, dân làng sẽ gọi là anh Xấu Khuyến hay chị Xấu Khuyến. Trong chế độ đa thê, bà vợ chính được gọi là bà cả, các bà thứ được gọi là trẻ một, trẻ hai, trẻ ba. Bà vợ thứ ba của nhà cách mạng Nguyễn Văn Thịnh, biệt hiệu Cai Tổng Vàng, được dân chúng gọi cô Ba Vàng.

TIẾT B: CÁCH XƯNG HÔ TÊN PHỤ NỮ CÓ CHỒNG, CHỨC VỤ, NGHỀ NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w