Cách Xưng Hô Tên Chức Vụ: Mục đích của đoạn này không nhằm trình bày cách xưng hô chức vụ mà tìm hiểu xem người Việt phối hợp thế nào giữa tên và chức vụ Người Việt áp dụng ba kiểu cách sau đây:

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 128)

mà tìm hiểu xem người Việt phối hợp thế nào giữa tên và chức vụ. Người Việt áp dụng ba kiểu cách sau đây: (a) tên chức vụ đặt trước tên họ, (b) tên chức vụ đặt sau tên họ, (c) tên chức vụ đặt trước tên chính.

a. Tên chức vụ đặt trước tên họ: Định luật tổng quát của mọi quốc gia là tên chức vụ đặt trước tên họ. Ví dụ Vua Trần Thái Tông, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Trong việc giao tế, nếu không để chức vụ đi kèm tên, sẽ bị phê phán là chưa biết nghi thức ngoại giao, có ý khinh miệt, và dân gian gọi là xưng hô xách mé. Chính quyền Cộng Sản Miền Bắc Việt Nam, khi nói đến các viên chức chính quyền miền Nam, luôn dùng một kiểu xưng hô không hề nhắc tên chức vụ. Ví dụ“thằng Nguyễn Văn Thiệu, thằng Ngô Đình Diệm.”

Tuy nhiên, có những trường hợp tên chức vụ đặt sau tên họ. Ví dụ Ngô Tổng Thống, Hồ Chủ Tịch, Đức Huỳnh Giáo Chủ. Vấn đề tại sao người ta không nói Nguyễn Tổng Thống cho ông Nguyễn Văn Thiệu hay Trần Chủ Tịch cho ông Trần Đức Lương, hay Nông Chủ Tịch cho ông Nông Ðức Mạnh? Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cho là vì dân chúng ít tôn trọng các ông này hơn[10].

b. Tên chức vụ đặt sau tên họ: Trong các giấy tờ hành chánh, nguyên tắc phổ quát là để tên chức vụ sau tên chính. Ví dụ Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa.

c. Tên chức vụ đặt trước tên chính: Dưới thời quân chủ, người dân hay gọi tắt một người bằng tên và chức vụ. Ví dụ ông Nguyễn Văn Cấn và Nguyễn Văn Cung là đội trưởng lính khố xanh nên gọi là ông Đội Cấn, Đội Cung. Cụ Nguyễn Thượng Hiền (1868-1926) giữ chức đốc học Nam Định nên được gọi ông Đốc Nam. Dân làng Phát Diệm vẫn thường gọi các ông Cai Mạnh, ông Trùm Thảo, bà Quản Tài.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 128)