Các Biện Pháp Chế Tài: Dưới hai triều Lý, Trần sử cũ không cho biết người phạm húy bị chế tài như thế nào Nhưng đến triều đại hậu Lê, biện pháp xử lý người phạm húy được quy định rõ ràng.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 119)

thế nào. Nhưng đến triều đại hậu Lê, biện pháp xử lý người phạm húy được quy định rõ ràng.

a. Triều đại hậu Lê: Theo điều 125 trong Quốc Triều Hình Luật thì:

Dâng thư hay tâu việc gì mà lại lầm phạm đến tên vua hay tên húy các vua trước, thì xử phạt 60 trượng, biếm 2 tư; miệng nói hay văn thư khác lầm mà phạm phải thì xử phạt 80 trượng. Viết những chữ húy phải bớt nét, mà không bớt nét thì xử phạt 60 trượng. Miệng nói phạm tên húy thi xử tôi xuy. Người nào cố ý đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì xử tôi lưu, tội tử hình.[34]

Cũng theo bộ luật này, trường hợp buột miệng nói hay lầm lỡ viết tên kỵ húy trong văn thơ khác thì bị phạt 80 gậy. Trường hợp viết một chữ đáng lẽ phải bớt một nét mà không bớt thì bị phạt 60 gậy và người lỡ miệng nói những chữ này bị phạt bằng roi hay tiền. Đối với những kẻ cố tình phạm húy bằng cách lấy tên húy mà đặt cho mình, hay dùng làm tên tự, thì bị xử tội lưu là bị đày đi ở một nơi xa sinh quán.

b. Triều đại nhà Nguyễn: Biện pháp chế tài đối với những người phạm húy được quy định trong điều khoản 62 của bộ luật Gia Long:

Kẻ nào trong một bài viết tấu hay trình gì với vua mà dùng một tiếng trùng với tên vua hay tên một hoàng khảo sẽ bị phạt 80 gậy. Nếu tội phạm húy ấy mắc phải trong các giấy tờ khác thì hình phạt sẽ là 40 gậy. Kẻ nào phạm tội ấy mà lại dùng tên ấy làm tên chính sẽ bị phạt 100 gậy[35].

Về tên lăng tẩm cung điện, luật nhà Nguyễn cũng buộc người ta kiêng cữ nhưng không thấy quy định sẽ trừng phạt thế nào. Theo ông Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết Lều Chõng, thí sinh phạm tội này chỉ bị đánh rớt mà thôi. Quốc húy đã chấm dứt khi thể chế chính trị thay đổi từ quân chủ sang dân chủ vào năm 1945. Tuy nhiên, tục lệ này vẫn để lại ảnh hưởng sâu xa trong xã hội ngày nay.

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w