Thương Hiệu Trong Chế Độ Tư Bản: Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam và từ năm 1986, cả nước Việt Nam áp dụng nền kinh tế tự do thì thương hiệu theo kiểu kinh tế tư bản đã xuất hiện, và ta có thể chia

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 33)

Việt Nam áp dụng nền kinh tế tự do thì thương hiệu theo kiểu kinh tế tư bản đã xuất hiện, và ta có thể chia làm ba loại chính:

a. Thương hiệu của người ngoại quốc: Nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, bốn ngoại ngữ Pháp, Hoa, Anh, Nhật là thông dụng.

Với Pháp ngữ ta có thể kể các thương hiệu: BGI, Continental, Givral, Mic, Bastos, Palace.

Với Hoa ngữ ta có: Nhị Thiên Đường, Vĩnh An Đường, An Hòa Đường, Hải Ký Mì Gia, Đông Ích Chành, Đồng Khánh Tửu Lầu v.v…

Với nhật Ngữ ta có các thương hiệu: Sony, Yamaha, Panasonic. Honda. Với Anh ngữ ta có Ford, General Motor, IBM. v.v…

b. Thương hiệu của các cơ sở quốc doanh: Mặc dù Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn duy trì các cơ sở quốc doanh nên thương hiệu có nội dung chính trị dưới thời xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại.

c. Thương hiệu của tư nhân Việt Nam: Trong chế độ tư bản, chủ nhân rất chú trọng đến vấn đề làm cho giới tiêu thụ tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, khi đặt thương hiệu, họ chọn những từ ngữ thích hợp như:

Để biểu lộ tinh thần làm ăn chính trực, nhân nghĩa, thương nhân đã chọn các thương hiệu như: Tín Đức Thư Xã, Kim Tín, Mỹ Tín, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hòa, Tín Nghĩa.

Để ước mong làm ăn thịnh vượng, ta có các thương hiệu Bảo Long, Hưng Long, Hưng Thịnh, Hưng Lợi v.v…

Để biểu lộ sản phẩm có chất lượng tốt như đồ hải ngoại, các nhà sản xuất còn dùng các từ ngữ giống như tiếng nước ngoài để chiêu dụ khách hàng. Loại thương hiệu này đang ngày càng phổ biến. Ta có thể kể các ví dụ từ năm 1950 tới nay: kem đánh răng Perlon, Hynos, thuốc lá Capstan, rạp chiếu bóng Rex, Palace, khách sạn Caravelle, hãng dệt Vinatexco, Vimytex, kem thoa mặt Renova, kem Pôle du Nord, nhà hàng Continental, tiêm bánh Givral v.v…Thương hiệu dưới chế độ tư bản rất đa dạng và phong phú, không thể trình bày hết ở đây. Mong có thêm những công trình nghiên cứu về lãnh vực khá kỳ thú này.

TIẾT H: BÍ DANH

Một phần của tài liệu Sơ thảo Tính danh học Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w