Đặc điểm của trạng ngữ.

Một phần của tài liệu văn 7 HK2 (Trang 62 - 65)

học sinh ví dụ đã in sẵn.

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, trao đổi, thảo luận nhóm để xác định trạng ngữ trong mỗi ví dụ.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm đọc kết quả thảo luận.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên chiếu đáp án đúng.

a). Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

( Vũ bằng ). b). Cối xay tre nặng nề quay,

từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

( Thép Mới ). c). Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội t sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đơng thời.

( Trần Hữu Tá ). d). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

( Hồ Chí Minh ). e). Nhanh nh cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gơm và lặn xuống nớc.

( Sự tích Hồ Gơm ). g). Để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc, các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng.

- Con hãy cho biết, các trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc nêu trong câu?

( + “ Trên giàn thiên lí ”: bổ sung ý nghĩa nơi chốn. + “ Từ nghìn đời nay ”: bổ sung ý nghĩa thời gian. + “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy ”: bổ sung ý nghĩa phơng tiện.

+ “ Nhanh nh cắt ”: bổ sung ý nghĩa cách thức. + “ Vì ... hùng : bổ sung ý nghĩa nguyên nhân. + “ Để .... tổng quát ”: bổ sung ý nghĩa mục đích ).

- Các trạng ngữ trên thờng nằm ở vị trí nào trong câu? Danh giới của nó và chủ ngữ, vị ngữ thờng đ- ợc nhận biết bằng dấu hiệu nào?

( + Ví dụ: a, c, e, g: trạng ngữ nằm ở đầu câu. + Ví dụ b: trạng ngữ nằm ở giữa câu.

+ Ví dụ d: trạng ngữ nằm ở cuối câu ).

- Từ các ví dụ trên, con hãy cho biết, ý nghĩa của trạng ngữ là gì?

( Bổ sung ý nghĩa thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, phơng tiện, cách thức, mục đích cho sự việc nêu trong câu ).

- Trạng ngữ nằm ở đâu trong câu? Giữa nó và chủ ngữ, vị ngữ thờng có dấu hiệu gì để nhận biết? ( Nằm ở đầu câu, giữa hoặc cuối câu; giữa nó và chủ ngữ, vị ngữ thờng có một quãng ngắt khi đọc và dấu phảy khi viết ).

- Đó cũng là những đặc điểm về nội dung, ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ. Nội dung này đợc nêu rất rõ trong phần ghi nhớ SGK / 39.

- Học sinh đọc to một vài lần phần ghi nhớ này.

Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh tìm hiểu các loại trạng ngữ.

- Học sinh trở lại các ví dụ ở mục I vừa tìm hiểu, dựa vào các kiến thức đã học ở Tiểu học, cho biết, các trạng ngữ trong các ví dụ trên thuộc loại trạng ngữ nào? ( + Ví dụ (a): Trạng ngữ chỉ nơi chốn. + Ví dụ (b): Trạng ngữ chỉ thời gian. + Ví dụ (c): Trạng ngữ chỉ phơng tiện. + Ví dụ (d): Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. + Ví dụ (e): Trạng ngữ chỉ cách thức. + Ví dụ (g): Trạng ngữ chỉ mục đích ... ).

- Vậy, con hãy nhắc lại các loại trạng ngữ đã học.

- Giáo viên chốt lại bằng một ghi nhớ chiếu lên màn hình.

- Học sinh đọc lại nhiều lần ghi nhớ ấy.

Hoạt động 3: Hớng dẫn học sinh luyện tập.

- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Học sinh suy nghic và tự làm trong 5 phút.

- Giáo viên gọi đại diện một số học sinh trả lời.

Một phần của tài liệu văn 7 HK2 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w