Đọc, tìm hiểu chung 1 Đọc, chú thích.

Một phần của tài liệu văn 7 HK2 (Trang 84 - 89)

1. Đọc, chú thích. 2. Tác giả. Đồng chí Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000 ), thủ tuớng chính phủ, là ngời rất gần gũi và hiểu chủ tich Hồ Chí Minh.

3. Hoàn cảnh, xuất xứ.

- Ra đời trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh chủ tich Hồ Chí Minh ( 1970 ).

- Trích trong “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lơng tâm của thời đại ”.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại.

Hoạt động 3: Hớng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.

- Học sinh đọc lại đoạn 1, 2.

- Học sinh cho biết, ở đoạn 1, tác giả đã đa ra đức tính giản dị của bác Hồ trong sự so sánh với phẩm chất nào nữa của ngời.

( So sánh “ đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất ” với “ đời sống bình thờng vô cùng giản dị và khiêm tốn ” ).

- Hai phẩm chất đó, theo tác giả có >< hay không? Tại sao? ( Nhất quán ).

- Từ ngữ trong đoạn 1, 2 đợc tác giả sử dụng có gì đặc biệt? ( dùng những từ gợi hình, gợi cảm ).

- Con hãy tìm những từ ngữ gợi hình, gợi cảm trong hai đoạn văn và nêu tác dụng của nó?

( “lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị, khiêm tốn”, “rất lạ lùng”, “rất kỳ diệu”, “đầy sóng gió”, “trong sáng”, “thanh bạch”, “tuyệt đối” ).

- Đoạn 1, 2: Nêu luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Đoạn 3, 4, 5: chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

+ Đoạn 3, 4: trong sinh hoạt, lối sống, công việc, quan hệ. + Đoạn 5: trong nói và viết.

II - Tìm hiểu chi tiết văn bản. bản.

1. Đoạn 1, 2: Nêu luận điểm.

- Nhất quán với sự phi thờng của ngời.

- Sử dụng từ ngữ biểu cảm: + Ngợi ca phẩm chất giản dị của Bác.

+ Khái quát đạo đức của ngời. —> Rất thuyết phục, lay động.

2. Đoạn 3, 4, 5: Chứng minh đức tính giản dị của Bác. đức tính giản dị của Bác.

- Học sinh lên bảng ghi những dẫn chứng, tác giả đa ra để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, công việc, quan hệ?

( * Trong sinh hoạt:

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món.

+ Lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hột cơm. + Cái bát bao giờ cũng sạch.

+ Thức ăn đợc sắp xếp tơm tất.

+ Nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng.

* Trong công việc.

+ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc.

+ Bác làm từ việc lớn đến việc nhỏ: việc cứu nớc, cứu dân —> thăm công nhân.

* Trong nói và viết: Những chân lí của thời đại đợc diễn đạt giản dị:

+ “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do ”.

+ “ Nớc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi ” ).

- Con có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng của tác giả?

- Học sinh thảo luận: Khi đa ra dẫn chứng, điều thuyết phục ngời đọc có đơn thuần là ở nghệ thuật lập luận chặt chẽ nh trên không? Cách đa ra dẫn chứng của tác giả còn hấp dẫn ở chỗ nào? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng?

(Sau khi đa ra các dẫn chứng, tác giả đều có những lời nhận xét, đánh giá, bình luận rất gợi cảm ).

- Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, đợc sắp xếp hợp lí, mọi ngời đều biết, đều thừa nhận.

- Sử dụng nhiều câu văn, lời văn biểu cảm.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc những lời nhận xét, bình luận, đánh giá của tác giả?

( + “ ở việc ... phục vụ ”.

+ “ Một đời sống nh vậy ... biết bao! ”.

+ “ Nhng chớ hiểu lầm ... thế giới ngày nay ”. + “ Những chân lí ... anh hùng cách mạng ” ).

- Con hiểu thế nào về sự khác nhau giữa “ sống giản dị ” với “ sống khắc khổ ”, “ sống ẩn dật ”? ( “ ẩn dật ” là sống xa lánh xã hội, vui với cảnh sống an nhàn. Bác Hồ luôn gắn bó với xã hội, luôn sống trong đấu tranh; “ khắc khổ ” là sống từ bỏ mọi lạc thú trên đời, ép mình theo cách sống khổ cực nhất. Bác Hồ luôn vui với thắng lợi trong cuộc đấu tranh của nhân dân, Bác luôn ngắm trăng, dạo chơi, thởng hoa, làm thơ, ăn mặc theo cách ăn mặc của quần chúng ... Tóm lại, Bác “ sống giản dị ” theo cách hiểu trên, giản dị nhng văn minh, giản dị kết hợp với tâm hồn phong phú, t tởng, tình cảm cao đẹp ).

- Con hiểu thế nào về câu nói “ Bác Hồ ... ác liệt của quần chúng nhân dân ”?

( Có thể hiểu theo nhiều cách:

+ Vì ngời đã tập trung cho đời sống đấu tranh nên đã quên bản thân mình.

+ Từ trong cuộc đấu tranh của quần chúng, ngời học đợc cách sống thích hợp để chan hoà với mọi ngời. + Hai phẩm chất: giản dị, thanh bạch và sôi nổi, nhiệt tình cách mạng (cái bình thờng và cái cao cả) là một phẩm chất hai mặt thuộc bản chất Bác Hồ.

Học sinh cho biết giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”.

III - Tổng kết.

1. Nội dung.

- Ca ngợi phẩm chất cao quý của Bác Hồ: giản dị.

- Thái độ ngỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác Hồ.

2. Nghệ thuật.

Lập luận chặt chẽ, có sức biểu cảm cao.

4. Hớng dẫn về nhà.

- Học sinh học bài, làm bài tập luyện tập SGK.

Tiết 94.

Một phần của tài liệu văn 7 HK2 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w