Cần có quy định về hình thức văn bản công nhận hòa giải thành

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 171 - 178)

b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những

3.2.8. Cần có quy định về hình thức văn bản công nhận hòa giải thành

đương sự có sai lầm, thiếu sót, làm cho các đương sự phải làm đơn khiếu nại lên Tòa án cấp trên hoặc bị Tòa án, Viện kiểm sát cấp trên ra kháng nghị, tác giả luận án cho rằng, các nhà làm luật cần phải quy định các điều kiện cần thiết cho việc Tòa án tiến hành hòa giải trong một số điều khoản của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong tương lai.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả luận án cho rằng, các điều kiện cho việc Tòa án tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế cần phải là những điểm sau:

1- Phải có đơn kiện của nguyên đơn; nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí.

2- Nguyện vọng và yêu cầu của nguyên đơn có căn cứ pháp lý và không được trái pháp luật.

3- Các bên có tranh chấp, nhất là bị đơn, chấp nhận việc hòa giải. 4- Khi Tòa án hòa giải, các bên có tranh chấp hoặc người đại diện được ủy quyền hợp pháp của các bên phải có mặt.

5- Nội dung và quá trình hòa giải tranh chấp kinh tế được lập thành biên bản.

3.2.8. Cần có quy định về hình thức văn bản công nhận hòa giải thành giải thành

Hiện nay, hình thức văn bản công nhận hòa giải thành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm đã được xác định khá rõ, đó là quyết định. Còn hình thức

văn bản công nhận hòa giải thành tại phiên tòa và trước phiên tòa phúc thẩm chưa được quy định rõ. Do sự thiếu cụ thể này đã dẫn đến tình trạng có một số Tòa án thì công nhận sự thỏa thuận và ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, lại có Tòa án ra bản án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa. Hoặc trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án các cấp còn lúng túng trong việc quyết định số phận pháp lý của bản án sơ thẩm.

Để giải quyết những vướng mắc nói trên, theo chúng tôi, cần bổ sung những quy định mới trong chế định hòa giải khi xây dựng Bộ luật Tố tụng Dân sự. Ở đây chúng tôi xin nêu ra một số quy định chủ yếu:

- Nếu hòa giải thành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

- Nếu tại phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận.

- Nếu việc hòa giải tiến hành trước khi mở phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì tòa phúc thẩm thành lập hội đồng gồm ba thẩm phán để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó và tùy từng trường hợp cụ thể mà xử lý như sau:

a) Hủy bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự có nội dung khác hoàn toàn so với quyết định trong bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự chỉ khác một phần so với quyết định trong bản án sơ thẩm;

c) Giữ nguyên bản án sơ thẩm, nếu thỏa thuận giữa các đương sự không khác so với quyết định trong bản án sơ thẩm.

- Nếu các đương sự chỉ thỏa thuận với nhau về việc giải quyết một phần các yêu cầu trong vụ kiện dân sự thì ghi nhận sự thỏa thuận đó trong bản án khi mở phiên tòa xét xử các tranh chấp còn lại.

- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ban hành.

Cơ sở lý luận của các kiến nghị nói trên xuất phát từ tính chất của

các tranh chấp dân sự và từ yêu cầu bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự.

Tác giả luận án cho rằng, những điểm nêu trên là những điều kiện cần thiết để Tòa án có thể tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế một cách có hiệu quả. Nếu thiếu một trong các điều kiện đã nêu trên, Tòa án khó có thể tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế một cách đúng pháp luật và có kết quả được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế của Tòa án các cấp trong những năm qua đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tòa án các cấp đã góp phần tích cực vào việc giải quyết nhanh gọn, có hiệu quả nhiều vụ án kinh tế, góp phần làm ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung. Tuy vậy, hoạt động xét xử các vụ án kinh tế nói chung và hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng vẫn còn có những điều bất cập, không phù hợp với thực tiễn, cần được nhận thức rõ và khẩn trương khắc phục.

2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hòa giải tranh chấp kinh tế ở Việt Nam bao gồm việc hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức và xác định cụ thể, đầy đủ các thẩm quyền của các Tòa Kinh tế; Nâng cao trình độ của Thẩm phán, của Thư ký Tòa án và của Hội thẩm nhân dân về kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài chính, kế toán... và nghiệp vụ chuyên môn.

3. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về tố tụng kinh tế còn nhiều thiếu sót và bất cập. Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự (dùng chung cho cả tố tụng kinh tế, tố tụng lao động...) tuy đã có nhiều đổi mới và tiến

bộ, nhưng cũng chưa thật đầy đủ và cụ thể. Vì vậy những quy định hiện hành về hòa giải cần được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản, đầy đủ và kịp thời, để tạo nên một hệ thống những căn cứ pháp lý cần thiết cho việc xét xử các vụ án kinh tế nói chung và giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thủ tục hòa giải nói riêng ngày càng có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án rút ra những kết luận chủ yếu sau đây:

1. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, các nhà kinh doanh có quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, tự quyết, năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế, thương mại. Đồng thời, các nhà kinh doanh cũng có quyền tự chủ, tự quyết trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại. Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, hòa giải (ngoài tố tụng cũng như trong tố tụng) là một phương thức có nhiều ưu việt, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, to lớn cho các nhà kinh doanh, cho xã hội và cho Nhà nước. Hòa giải có vị trí quan trọng, có vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho các nhà kinh doanh giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại của họ một cách nhanh gọn, đơn giản, ít tốn kém, giữ gìn được quan hệ kinh tế, thương mại lâu dài giữa các nhà kinh doanh, đồng thời, ổn định được hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của họ.

2. Hòa giải có bản chất và nội dung khác với các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế khác. Các đương sự có tranh chấp kinh tế, thương mại cũng như các Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử cần hiểu rõ, quán triệt bản chất và nội dung của hoạt động hòa giải trong tố tụng kinh tế để hoàn thành tốt chức năng, các quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm cho hoạt động hòa giải của Tòa án đem lại hiệu quả thiết thực. Để thực hiện có hiệu quả, đúng đắn thủ tục hòa giải và đạt được những mục đích mà việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại bằng phương thức hòa giải đặt ra, các đương sự cũng như các thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội

đồng xét xử cần nhận rõ, nắm vững và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của việc hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại.

3. Các nước và các tổ chức quốc tế có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại. Những kinh nghiệm đó, các quy định và cơ chế hòa giải có tính chuẩn mực đó cần được nghiên cứu học tập và áp dụng có chọn lọc, có hiệu quả vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục hòa giải ở Việt Nam.

4. Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh tế đã có những quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, trong đó có thẩm quyền hòa giải các tranh chấp kinh tế. Các quy định này bước đầu đáp ứng được các đòi hỏi bức thiết đối với việc hòa giải các tranh chấp kinh tế. Tuy vậy, trong pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều điều bất hợp lý và bất cập, xa thực tế... gây ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết các tranh chấp theo thủ tục hòa giải các tranh chấp kinh tế.

Pháp luật hiện hành cũng chưa có đầy đủ các quy định cần thiết về các hình thức và điều kiện để Tòa án tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh tế một cách có hiệu quả tại Tòa án. Đây là một khiếm khuyết cũng cần được sớm khắc phục để hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế đạt được những kết quả tốt đẹp và to lớn hơn.

5. Thực trạng hòa giải các tranh chấp kinh tế trong những năm vừa qua cho thấy Tòa án đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, đã tích lũy được một số kinh nghiệm đáng chú ý trong lĩnh vực này. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại nhiều sai lầm, thiếu sót ở một số Thẩm phán, ở một số Tòa án các cấp làm ảnh hưởng xấu đến thành công của hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế của Tòa án. Phát huy các ưu điểm và thành công đã đạt

được, khắc phục sớm và kịp thời các thiếu sót và nhược điểm trong hoạt động hòa giải của các Tòa án là phương hướng phấn đấu của Tòa án các cấp trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

6. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hòa giải tranh chấp kinh tế ở Việt Nam bao gồm việc hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức và xác định cụ thể, đầy đủ các thẩm quyền của các Tòa Kinh tế; nâng cao trình độ của Thẩm phán, của Thư ký Tòa án và của Hội thẩm nhân dân về kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài chính, kế toán... và nghiệp vụ chuyên môn.

Yêu cầu của việc cải cách tư pháp, của việc bảo đảm và phát huy dân chủ của các tổ chức và công dân, trong đó có các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh đòi hỏi phải đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án và các Hội đồng xét xử một cách bài bản, có kế hoạch, có hệ thống; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý về thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế nói chung và về chế định hòa giải các tranh chấp kinh tế nói riêng như đã được đề xuất trong chương 3 của luận án này.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 171 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w