b) Về việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án chưa sâu; phân tích, đánh giá chứng cứ không đúng, dẫn đến việc Tòa án công nhận những
3.1.3.2. Cần xây dựng thêm một số quy định về hòa giải trong nội dung Bộ luật tố tụng dân sự (dùng cho cả tố tụng kinh tế, tố tụng lao
dung Bộ luật tố tụng dân sự (dùng cho cả tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hôn nhân và gia đình)
Từ góc độ nghiên cứu, đã có một luận án tiến sĩ luật học đề cập và nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành Bộ luật Tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình [34, tr. 45-50]. Tác giả luận án hoàn toàn chia sẻ quan điểm của nhiều tác giả và chủ trương của Nhà nước ta về việc cần xây dựng một Bộ luật tố tụng áp dụng chung cho cả tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động và tố tụng hôn nhân và gia đình như vậy.
Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền (chịu trách nhiệm chính là Tòa án nhân dân tối cao) đang soạn thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự dùng chung cho cả tố tụng kinh tế, tố tụng lao động và tố tụng hôn nhân và gia đình. Bản dự thảo mới nhất của Bộ luật này là bản dự thảo lần thứ tám. Nội dung của Chương XII "HÒA GIẢI" trong dự thảo Bộ luật này đã thể hiện sự cải tiến thủ tục và hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự [48, tr. 69-72].
Qua sự nghiên cứu và phân tích một số quy định của bản dự thảo này đã được trình bày ở những phần trên, tác giả luận án đề nghị cần xây dựng thêm một số chế định về hòa giải trong tố tụng kinh tế trong nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự nói trên. Tác giả luận án cho rằng, việc xây dựng được một chế định hòa giải trong tố tụng tại tòa án hoàn chỉnh trong một văn bản có giá trị pháp lý cao là Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ góp phần phát huy vai trò, tác dụng và nâng cao hiệu quả của phương thức hòa giải các tranh chấp kinh tế, thương mại.