Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế và hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 50 - 52)

Cũng giống trình tự thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, dân sự, thủ tục giải quyết các vụ án lao động cũng quy định rõ trách nhiệm hòa giải của Tòa án đối với những tranh chấp lao động. Tại Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định: "Trong quá trình giải quyết vụ án lao động, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án". Điều đó cũng không hề giới hạn thời gian từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết tranh chấp lao động, có nghĩa là ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng Tòa án đều có thể tiến hành hòa giải để các bên tranh chấp lao động thỏa thuận được với nhau. Và cũng giống như Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động cũng quy định một trình tự bắt buộc "trước khi quyết định mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án". Tất nhiên điều kiện để tiến hành hòa giải còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nếu thiếu một trong các yếu tố nào đó thì Tòa án sẽ không được tiến hành hòa giải. Ngoài ra, khác với trình tự thủ tục tố tụng của việc giải quyết các vụ án kinh tế thì ở Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động lại quy định một thủ tục bắt buộc đối với người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động sau khi mở phiên tòa tại Điều 50: "Trước khi tiến hành việc xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tiến hành việc hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án lao động". Có nghĩa là ngoài việc tùy thuộc vào bất kỳ giai đoạn nào của trình tự tố tụng thì Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đã quy định rõ có hai thời điểm bắt buộc người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án phải tiến hành hòa giải "trước khi quyết định mở phiên tòa" hoặc "trước khi tiến hành việc xét hỏi tại phiên tòa". Đó cũng là một đặc thù của trình tự tố tụng giải quyết các tranh chấp về lao động.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w