CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VIỆC HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 67 - 69)

QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VIỆC HÒA GIẢI TRANH CHẤP KINH TẾ

Hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Tòa án đối với việc hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục tư pháp không nhiều và còn khá sơ lược, đơn giản. Các quy định này tập trung chủ yếu tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Nghị định số 70-CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Tòa án.

Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao, trong các Báo cáo tổng kết công tác Tòa án hàng năm và phương hướng, nhiệm vụ của công tác Tòa án năm sau cũng có đề cập đến một số vấn đề về thẩm quyền của các cấp Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, trong đó có nói về thẩm quyền của Tòa án trong việc hòa giải.

Nhưng những phân tích và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao không được ban hành thường xuyên, không hoàn chỉnh, không đầy đủ và nhất là không phải là các quy định pháp luật mà chỉ là những hướng dẫn có tính chất nghiệp vụ nhằm thi hành pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao. Những tài liệu có tính chất nghiệp vụ này có tác dụng giúp cho các Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử nghiên cứu, quán triệt và tham khảo khi giải quyết các vụ án kinh tế cụ thể, chứ không thể coi đó là nguồn

luật để dẫn chiếu trong các bản án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử, khi giải quyết các vụ tranh chấp kinh tế cụ thể.

Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (cho đến nay, năm 2002, đã là dự thảo lần thứ VIII) đã có những tiến bộ và hoàn thiện khá nhiều trong các quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp. Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vụ kiện kinh tế sau đây:

1. Tranh chấp về hợp đồng kinh tế; thương mại, hợp đồng đầu tư.

2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.

3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty về hoạt động của công ty, về việc gia nhập, rút khỏi hoặc khai trừ thành viên công ty, về chia lợi tức và trách nhiệm tài sản.

Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; về việc chia tài sản và trách nhiệm tài sản.

4. Tranh chấp giữa người điều hành công ty với công ty hoặc với các thành viên của công ty.

5. Tranh chấp đến việc mua bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.

6. Tranh chấp kinh tế khác mà pháp luật có quy định. Những quy định trên đã khá phong phú và đầy đủ, nhưng cũng còn có những điểm chồng chéo, bất hợp lý. Mặt khác, đây cũng mới chỉ là những

quy định của một bản Dự thảo của một Bộ luật. Nó chưa được Quốc hội thông qua, nên chưa có giá trị pháp lý. Việc nghiên cứu các quy định của Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện nay chỉ có tính chất bình luận và tham khảo.

Khi có vụ tranh chấp kinh tế xảy ra, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án các cấp phải xem xét, thụ lý và giải quyết vụ án đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng. Có thể phân định thẩm quyền của Tòa án theo các loại như sau:

- Thẩm quyền chung của Tòa án; - Thẩm quyền của Tòa án các cấp; - Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ;

- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Sau đây, chúng ta lần lượt xem xét, nghiên cứu từng loại thẩm quyền đó của Tòa án.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w